New Post

Rss

Hiển thị các bài đăng có nhãn Độc giả viết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Độc giả viết. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013
no image

Vì đi vào rừng người ta dễ yêu nhau

Mười tháng sau chuyến đi, chúng tôi thành vợ thành chồng. Mười chín tháng sau chuyến đi, chúng tôi thành bố, thành mẹ. Đó là câu chuyện về chuyến đi đã làm thay đổi cuộc đời tôi.

Hồi chưa biết tới rừng rú và chỉ đắm đuối trong những chuyến du lịch được sắp sẵn, tôi đã nghe ông thầy tôi, một “người rừng” sống giữa thành phố khuyên rằng: Này, đi rừng thú vị lắm. Đôi nào chỉ cần hơi thinh thích nhau là sẽ yêu nhau liền. Còn đôi nào từng yêu nhau thì sau này có xa nhau cũng chẳng thể nào quên nhau được.

Bắt đầu những chuyến đi từ hai ả đàn bà phiêu lãng. Tôi, một người luôn mang trong mình sự chán chường và não nề của nhiều cảm xúc đan xen khó tả, luôn muốn phá bung những rào cản của xã hội. Ả kia, những mối tình không níu giữ nổi bằng những chuyến khám phá. Ả đi như một con điên, đi tới mức rồ dại, tới mức nhiều khi quên chính cả bản thân mình.

Ả gặp tôi khi tôi vừa lang thang 2 tuần ở TP HCM. Hất cằm: "Đi ngược dòng sông Mã bằng đường bộ không? Có xế rồi. Ôm đã có hai “em” xếp lịch. Nhưng nếu gái thích, chị loại thẳng. Cho gái lên luôn. Xế hơi bị ngon nhé! Cao to, đẹp giai. Mới ở nước ngoài về".


Thiên nhiên hoang sơ trên đường tre Suối Muống.

Cao to ư? Đẹp trai ư? Điều đó tôi chẳng quan tâm. Những mối tình trải qua tôi đã quá mệt nhọc khiến trái tim tôi như một miếng bánh bị gián gặm nham nhở. Tôi chỉ muốn có một chuyến đi cho nhẹ lòng. Ôi làm sao cho quên sự đời! Chỉ đơn giản là thế.

Xế - người mà tôi không ngờ sẽ là chồng và cha của con gái tôi - là một chàng thanh niên cao lớn, người hơi đậm cùng chiếc răng khểnh khá duyên. Hình ảnh đầu tiên níu giữ tôi duy nhất chỉ là như thế. Chúng tôi gặp nhau trong một quán nước để thống nhất chuyện đi lại. Tôi ném phịch tờ báo xuống trước mặt gã, bảo: "Đọc báo đi". Rồi khinh khỉnh chúi mũi vào đó, mặc kệ người sắp đèo mình mặt buồn tiu nghỉu.

Xế đèo tôi có cái lưng to bản như con trâu, mặc chiếc áo màu ghi xám. Tôi ngồi đằng sau, tóc nhuộm đỏ đã phai chuyển sang màu vàng sẫm. Xe bên này: Tôi – 1983; xế 1979. Xe bên kia, ả - 1978; xế 1983. Một sự lệch pha đầy đáng tiếc.

Cung đường của chúng tôi lần này là cung đường mà mọi phe phái du lịch đều “chê”. Người nào đi du lịch thuần túy thì hẳn là chê rồi còn những dân “phượt” sành điệu cũng chẳng coi là đáng để thử thách tay lái. Cụ thể: đường Hà Nội - Hòa Bình - Mai Châu - Co Lương, rồi rẽ tại chợ, sau đó đi hết qua bản này bản kia, và điểm dừng chân là Mường Lát. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Đoạn đường rẽ từ Co Lương là đoạn vừa ngập sau cơn mưa. Chưa kịp khô, đường nhão nhoét bùn. Từng tảng bùn ngoạm vào bánh xe như muốn nuốt chửng. Vừa vào ngã rẽ, xế bất ngờ xòe ngay một vòng 180 độ. Ôm ngồi sau lưng nhanh người, nhảy phắt xuống đường, cười sảng khoái.


Những em bé dân tộc với ánh mắt không thể quên.

Những bản làng bình dị đầu tiên lướt qua và những rừng tre đầu tiên cũng hiện ra trước mắt đoàn khách hiếu kỳ. Suốt dọc con đường độc đạo đang nhỏ dần là những rừng tre bạt ngàn và bên kia sông Mã cũng một màu xanh của những cánh rừng tre. Ánh nắng sớm xuyên qua những tán tre rậm rạp, vẽ những đường ánh sáng xuống con đường đất đỏ.

Một ngày vất vả mà không được mãn nhãn. Trời mùa hè nóng như đổ lửa, mồ hôi nhễ nhại, đường đi vất vả. Bữa tối dừng tạm tại một ngôi nhà bán bánh kẹo ven đường. Rau mùng tơi, trứng rán và dưa chuột chẻ là ba món duy nhất. Nhưng vẫn thấy ngon đáo để. Lần đầu tiên, tôi được biết tới vị của hạt xẻn nướng, ớt nướng giã cùng ớt hột. Thơm hắc hắc, vị thơm đúng kiểu miền núi. Món chấm này thường được điểm thêm cùng món gà luộc hay thịt lợn nướng.

Đêm. Chúng tôi xin ngủ trọ tại một gia đình trẻ ở xã Trung Sơn. Chồng là cán bộ xã, vợ là giáo viên. Hai vợ chồng mới có một cháu nhỏ chưa đầy 1 tuổi. Cuối ngày, tôi và anh bạn 83 cùng tuổi ngồi tán phét ngoài hiên nhà. Xế tôi cùng ả kia nói chuyện cùng chủ nhà. Đối với tôi, ngày đầu tiên trải qua bình thường không có gì đặc biệt. Giữa tôi và xế vẫn có một khoảng cách trắng xóa.

Nhưng sang ngày thứ hai, chúng tôi đã bắt được nhau những tín hiệu đáng kể. Xế tôi tuy lần đầu tiên đi “phượt”, nhưng rất tháo vát và chịu khó, tay lái cũng đằm. Tôi ngồi sau xế sướng hơn ả kia ở chỗ, nhiều đoạn khó xế vẫn trụ vững được trên yên. Còn xế 83 kia ngã xòe, khiến ả hơi tẹo phải nhảy phóc xuống đất, đỡ, ẩn, ủn đít xe. Tôi bắt đầu luyên thuyên nói chuyện. Từ đó biết được không nhiều thì ít về anh chàng này: Đó là một người nhiệt tình, chân thành, cởi mở, có nhiều sở thích những cũng có một quá khứ nhiều khúc khủyu. Tôi gọi đùa xế là “Nghé”. Giữa chúng tôi đã có một sự gắn kết ngầm. Qua con suối rửa mặt, tôi lấy khăn màu xanh vắt ướt sũng, sau đó đặt lên cổ xế để chữa nóng.


Đường đẹp thế, đến xe còn yêu nhau.

Vượt lên đỉnh con dốc cao, thiên nhiên hùng vĩ khiến bạn có cảm giác đang chạm tay tới mây. Đoạn đường men chân núi có bề ngang chừng ba mươi cm là nguy hiểm nhất. Dưới chân cát trượt. Chúng tôi chơi vơi giữa một bên là núi, một bên vực thẳm sâu, dòng sông Mã đỏ ngầu chảy cuồn cuộn phía dưới. Mồ hôi bám rịn nhỏ giọt trên từng khuôn mặt vì căng thẳng và vì cái nắng gay gắt của buổi trưa hè. Những ánh mắt đầy ngạc nhiên khi thấy đoàn xe chúng tôi chạy qua. Những em bé dân tộc với ánh mắt quyến rũ của con thú hoang dại. Những con người này chẳng biết gì tới internet, ít khi bị làm phiền bởi tivi, ít bị những triết lý quấy nhiễu tâm hồn và sống một cách thanh bình đến tẻ nhạt tại nơi này.

Nhưng sự vất vả cũng đã được hưởng thành quả. Chúng tôi đã gặp được cái khiến chúng tôi phải lặn lội tới tận nơi này. Đó là một đoạn đường tre cong vòng một cách hết sức tự nhiên. Những thân tre mảnh mai đan vào nhau kéo dài hàng trăm mét tạo thành một chiếu nghỉ thiên nhiên tuyệt mỹ. Nhìn từ xa, vòm tre như đôi mắt nhấp nhánh cười, hút sâu. Phía dưới, lá tre khô bay xào xạc như trong phim “Thập diện mai phục” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Ánh nắng mùa hè gắt gỏng len chen qua rặng tre, hắt vào mặt, vào xe chúng tôi tạo nên một cảnh tượng ngoạn mục giữa tiết trời oi ả. Chúng tôi thả xe nhảy ùa vào giữa con đường tre, ngồi bệt trên thảm lá tre nghỉ ngơi.

Cuối ngày, chúng tôi dừng chân ở huyện Mường Lát với cơ thể mệt bã. Sau bữa ăn no nê và tắm táp sạch sẽ, bốn người chúng tôi đi bộ ngắm trăng trên cầu treo Mường Lát. Hôm ấy trăng mười sáu thì phải, to và rạng rỡ hơn hẳn trăng rằm. Tôi dựa người vào thành cầu, để toàn bộ cơ thể và tâm hồn mình ngập trong trăng. Cơ thể tôi như mất trọng lượng, chơi vơi giữa trăng và làn hơi nước mát dịu. Bỗng dưng…có một luồng điện chớp qua tôi. Hình như có một bàn tay hơi chạm vào bàn tay mình…


Mười tháng sau chuyến đi, chúng tôi thành vợ thành chồng.

Thiên nhiên quả là người thầy vĩ đại. Người thầy dạy ta biết cách tự vấn chính mình. Trong suốt chuyến đi, không một lần tôi nhớ tới công việc, không một lần tôi nhớ tới sự phiền muộn cố hữu. Bất giác, tôi nếm được vị ngọt của rừng. Tôi nhìn thấy tôi. Một tâm hồn đơn sơ và hoang dại. Một con người mưu cầu những hạnh phúc bình dị và giản đơn.

Chuyến đi đó sau này được nhóm chúng tôi đặt tên là Đường tre Suối Muống. Nhiều dân “phượt” trên mạng thấy ảnh đẹp quá cũng đi cung này, nhưng hình như chẳng có đôi nào yêu nhau, cũng chẳng có bức ảnh nào nhiều nắng đẹp dường ấy.

Mười tháng sau chuyến đi, chúng tôi thành vợ thành chồng.

Mười chín tháng sau chuyến đi, chúng tôi thành bố, thành mẹ.

Giờ đây, những chuyến đi trôi ngược về phía tôi, lẩn sâu trong quá khứ. Thi thoảng trong giấc mơ, những dãy núi bạt ngàn xanh thẳm, những chiếc lưng còng đang gò mình địu ngô của người dân tộc, những con bò, con dê lững thững đi trên triền núi như những nhà hiền triết hiện lên trong giấc mơ của tôi. Chẳng biết tự bao giờ, tôi đã bị núi rừng “bỏ bùa mê mất rồi”. Chồng tôi có lẽ cũng như vậy.

Còn bạn. Bạn đã sẵn sàng đi rừng chưa?

Mitchit
Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013
no image

Một lần đến phiên chợ vùng cao

Đến mỗi miền đất lạ, nơi tôi muốn hòa mình vào nhất là các phiên chợ. Vào chợ, ta có cơ hội để tiếp xúc với thật nhiều người, được chiêm nghiệm nhiều nét văn hóa đặc trưng, được nếm, nhìn, thử nhiều sản vật chỉ vùng đất đó mới có.

Đến thăm phiên chợ của 2 vùng Xín Mần và Bắc Hà, tôi đã có thật nhiều ấn tượng cho riêng mình. Nhưng đặc sắc nhất, chính là những màu sắc khác nhau của chợ. Màu sắc của sản vật, của áo váy, sắc thái trên từng gương mặt con người nơi đây trở thành một bản tổng hòa văn hóa tỉ mỉ, duyên dáng và vô cùng hấp dẫn.

Trên đường vào chợ Xín Mần, tôi gặp một nhóm các em bé Mông hoa cũng đeo gùi xuống chợ. Với các em, chợ chắc chắn là một hoạt động hấp dẫn, điều này thể hiện rõ trên ánh mắt lấp lánh, váy áo rực rỡ của các em.





Vẻ đẹp của em gái Xín Mần.


Chợ Xín Mần rực rỡ với màu áo váy và màu xanh mướt của những sản vật các bà các mẹ bày bán.


Màu sắc, tâm trạng đan xen nhau trong chợ.


Lò rèn Bếp củi nấu thắng cố - món ăn nổi tiếng trong chợ Bắc Hà.


Chảo thắng cố ngựa bùi ngậy, và đặc biệt nhất là mùi thơm ngào ngạt từ thảo quả, lá hẹ, lá mắc mật và nhiều loại gia vị.


Màu sắc rực rỡ trên trang phục của cô bé bán hàng.


Món hàng của cô bé cũng rất hấp dẫn: Bánh rán, bánh chưng gấc.


Thơm ngát khu vực bán hương.
Ở chợ Bắc Hà, một trong những khu vực đông người xem nhất là nơi mua bán chó. Chó được bán ở đâu hầu hết là chó Bắc Hà – giống chó bản địa thông minh, nghe lời chủ, rất kỷ luật, thường được đồng bào mang theo những chuyến đi săn dài. Chó Bắc Hà thường có lông xù, to cao. Có con có bờm rất đẹp, mầu lông có các mầu khác nhau như màu đen, vàng, vện, xám hoặc đen-trắng. Một số rất ít cá thể có màu hung đỏ. Một số cá thể có bộ bờm rất đẹp, phân cách vùng đầu thủ với phần thân.


Xem chó.

Chợ Bắc Hà còn có một bãi đất rất rộng, thoáng là nơi “giao dịch” trâu bò. Những con nghé, con trâu được chủ dắt lên chợ từ sáng sớm. Quá trình xem tướng, xem móng, xem sừng, ngã giá giao dịch trâu bò trong chợ thú vị đến mức khách tham quan không thể dời đi cho đến khi con trâu thuộc về chủ mới.


Chợ Trâu.


Chợ ngoài việc là nơi giao dịch mua bán, còn là điểm tụ họp gặp gỡ của đồng bào. Do vậy, các em bé cũng thường được bố mẹ đưa đi chơi chợ.


Ánh mắt ngơ ngác của em bé đi chợ Bắc Hà lần đầu.


Cùng nhau chọn những chiếc nia, rổ, rá phù hợp nhất với gia đình mình.


Trong chợ, chúng ta cũng rất có thể gặp những nét ưu tư.




Nếp áo chàm nổi bật của người phụ nữ Tày trong chợ Xín Mần.


Nét phân vân của thiếu nữ khi xuống chợ.


Hai cụ bà ngồi nghỉ chân sau phiên chợ.


Chợ phiên kết thúc, ai nấy hồ hởi gùi đồ về nhà.

Độc giả Thùy Mai
Lethuy...@gmail.com
Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013
no image

Trải nghiệm mới với du lịch đường sông

Hình thức du lịch đường sông trên thế giới khá phổ biến, đặc biệt ở những nơi có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Ở nước ta, hình thức du lịch này cũng bắt đầu được đầu tư phát triển, hứa hẹn trong tương lai sẽ là điểm nhấn trong ngành du lịch. Cùng tìm hiểu các thế mạnh mà du lịch đường sông mang lại nhé!
1. Một hình thức du lịch mới

Nếu như du lịch truyền thống tập trung cho những hoạt động trên bờ, du khách thường chỉ có thể tham quan trên đất liền thì hình thức du lịch đường sông sẽ mang tới những cảm giác mới. Bạn sẽ được khám phá những địa danh trên những dòng sông, ngắm nhìn những cảnh đẹp và tìm hiểu những nét văn hóa ven sông khi đi thuyền. Bạn sẽ được mua sắm tại những tuyến chợ nổi, thưởng thức những món ăn trên sông nước.
2. Không cần di chuyển nhiều

Nếu như du lịch trên đất liền, mỗi khi chuyển địa điểm, bạn sẽ rất mệt mỏi khi phải sắp xếp hành lý, làm các thủ tục trả phòng,phải đi nhiều chặng, nhất là với những người say xe, thì đây quả thật là một điều khó chịu. Nhưng với du lịch đường sông bạn có thể quên đi những nỗi lo ấy. Chiếc thuyền sẽ giống như ngôi nhà di động của bạn trong cả chặng đường. Bạn không cần bỏ thời gian thu xếp hành lý nhiều lần, không cần đi nhiều tuyến, không lo ảnh hưởng tới sức khỏe khi di chuyển.



Ngôi nhà di động của bạn
3. Rút ngắn khoảng cách

Khi du lịch đất liền, nhiều khi bạn phải mất cả ngày đường mới tới nơi vì đường đi xa, vòng quanh nhiều. Nhưng với du lịch đường sông, khoảng cách những chuyến đi đã được rút ngắn đáng kể. Bạn sẽ không còn phải suy nghĩ về khoảng cách địa lý, thời gian cho những chuyến đi nữa.
4. Kết hợp cả du lịch đất liền

Du lịch đường sông không chỉ bó hẹp ở vùng sông nước mà nó còn kết hợp với cả du lịch đất liền. Bạn vẫn có thể tham quan những điểm du lịch trên bờ, ăn những món ăn đặc sản, mua sắm những món quà mà mình thích.
5. Không còn đơn điệu

Nếu như trước đây, du lịch đường sông chỉ là những chuyến đi nhỏ, tham quan những địa danh du lịch, những di tích văn hóa thì nay đã phát triển thành những tour quy mô kết hợp với nhiều hình thức thư giãn thú vị, nhiều trò chơi, hoạt động mua sắm. Du khách sẽ không còn cảm thấy nhàm chán khi tham gia những tour đường sông như trước nữa.



Thư giãn trên sông nước

Hoạt động du lịch đường sông hiện nay được rất nhiều du khách quan tâm, một số công ty đã mạnh dạn đầu tư khai thác loại hình này. Các tuyến du lịch đường sông có thể kể đến như tuyến du lịch Cần Giờ, du lịch ven sông Sài Gòn cùng 1 số tuyến Bến Tre – Mỹ Tho….hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách trong tương lai. - Xem thêm du lịch Nha Trang, Du lịch Nha Trang Đà Lạt, Du lịch Đà Lạt của chúng tôi @@!

Nguyễn Huấn- Đất Việt tour
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013
no image

Đà Lạt mà thiếu đồi thông

Nói đến Đà Lạt là nói tới một thành phố du lịch mộng mơ, huyền ảo với cái lạnh se se quanh năm, những làn gió nhẹ tươi mát. Là không khí trong lành bên dòng Thác Cam Ly, Suối Vàng, đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Tình Yêu, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm… Có được không gian yên bình và khí hậu trong lành ấy chính là nhờ trái tim của Đà Lạt: đồi thông.

Với độ cao 1.500m so với mực nước biển, Đà Lạt có khí hậu se lạnh quanh năm. Nhờ vậy cây thông có thể thích nghi và phát triển tốt. Du lịch Đà Lạt, du khách sẽ bắt gặp những đồi thông ở mọi nơi: chân đèo Prenn, vách núi, ven hồ, thậm chí trong nội thành thành phố. Diện tích đồi thông lớn không những mang lại cho phố núi một nét đặc trưng riêng mà còn giúp duy trì khí hậu mát mẻ, hệ sinh thái đa dạng , ngăn ngừa xói mòn, sạt lở đất. Quan trọng nhất là nhờ duy trì khí hậu như vậy, Đà Lạt đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng và phát triển nông nghiệp như trồng rau, trồng hoa, cây cảnh… cung cấp cho địa phương và nhiều tỉnh thành lân cận.


(trái tim phố núi)



Tuy nhiên có một thực trạng đáng báo động đang diễn ra: rừng thông Đà Lạt có nguy cơ mất dần. Hiện nay với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, tốc độ đô thị hóa cực nhanh nên nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng nơi đây cũng rất lớn. Đồng thời với lượng dân số tăng cao, nhu cầu về đất và nhà ở cũng rất cấp thiết. Một vấn đề khác là những người dân làm nông nghiệp cũng rất cần đất để có thể mưu sinh. Đó cũng chính là lời giải cho câu hỏi vì sao trong những năm gần đây, diện tích đồi thông tại đây suy giảm nhanh chóng. Theo thống kê, trung bình mỗi năm nơi đây mất từ 400 tới 600 cây thông. Đó là chưa kể những khu nghỉ dưỡng lớn tại các điểm du lịch trọng điểm với diện tích hàng trăm hecta. Nếu như trước đây ngay cả trong nội thành, người ta cũng bắt gặp rất nhiều những đồi thông, thì nay chỉ còn tính trên số cây ít ỏi, muốn gặp những rừng thông thì phải ra khỏi thành phố từ 3-5km.

Diện tích đồi thông bị eo hẹp, sẽ gây nên những tác động không nhỏ. Trước hết Đà Lạt sẽ mất đi nét đặc trưng của một địa danh du lịch nổi tiếng. Khi nói tới Đà Lạt, sẽ không là những rừng thông mà sẽ là những bãi đất trống, đồi trọc. Tiếp tới, khí hậu nơi đây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mà trái đất đang nóng lên và Đà Lạt cũng không có ngoại lệ. Lúc ấy, mất đi lá chắn, nơi đây sẽ không mát mẻ nữa mà thay vào đó là cái nóng và những trận mưa gây xói mòn đất. Hệ sinh thái với các loại động thực vật phong phú cũng không thể tồn tại được nữa. Và quan trọng nhất, dịch vụ du lịch và nền kinh tế nông nghiệp cũng sẽ bị đe dọa.

Trận mưa đá khủng khiếp ngày 7-5-2013 có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho những biến đổi về khí hậu của thành phố ngàn hoa. Trong tương lai không xa, nếu không có những thay đổi và quy hoạch phù hợp, thì có lẽ vẻ đẹp của Đà Lạt mộng mơ sẽ mất đi nhiều và khiến nhiều du khách tiếc nuối.

Nguyễn Huấn – Đất Việt Tour
Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013
no image

Hà Tĩnh mình thương

Phong cảnh làng quê Hà Tĩnh quê tôi đẹp như bức tranh được miêu tả trong bài hát "Khúc hát sông quê" nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.


Ơi con sông quê, con sông quê.


Tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ.



Cảnh làng quê thanh bình..



Con đường quê nơi hàng ngày cắp sách đến trường.



Con kênh xanh xanh.



Trời mô xanh bằng trời Can Lộc.



Xa xa thấp thoáng những lò gạch thủ công.

Chấm điểm
Độc giả 8.0

Dương Quốc Cường
Tags: Du lich, Du lich Nha Trang, Du lich Da Lat, Du lich Nha Trang Da Lat
Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013
Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013
no image

Về thăm làng muối Hòn Khói

Hòn Khói là nơi làm nghề muối có địa thế đẹp và người dân chất phác, cần cù. Địa danh này nằm giữa Khánh Hòa và Ninh Hòa, cách Nha Trang 40km về hướng Bắc.


Bắt đầu một ngày làm việc của bà con trên đồng muối.


Gánh muối.



Người dân phải bắt đầu công việc sớm để tránh cái nóng gay gắt hắt lên từ đồng muối.



Khi mặt trời lên cao cũng là lúc đống muối cao như ngọn núi.



Một thao tác rất điêu luyện của dân.



Đôi quang gánh của những người dân.

Chấm điểm
Độc giả5.8

Nguyễn Thanh Hải
no image

Quê hương là chùm khế ngọt

Đất nước ta là một đất nước nông nghiệp, nông sản gắn liền với những con trâu, cánh đồng và tôi là người con xuất thân từ đồng quê nghèo đầy khó khăn, nhưng tôi cảm nhận đươc vẻ đẹp tinh khôi và tự nhiên của đồng quê.

Điều đó giúp tôi có những ký ức đẹp về quê hương của mình. Tôi yêu quê hương xã đảo Vĩnh Thực, yêu con người làm lụng, cần cù. Tuy chỉ bằng hành động nhỏ là đưa vẻ đẹp của đồng quê đến với mọi người, nhưng tôi cũng rất vui vì được góp chút tình cảm của mình gửi gắm vào miền quê, nơi tôi sinh ra và lớn lên.


Bãi biển Trà Cổ, chiều huyền ảo và nỗi nhớ.


Xã đảo Vĩnh Thực giàu tình yêu với biển và đất trời.



Bên cạnh đó còn có cánh đồng bao la bát ngát, nơi mà người dân gieo trồng những hạt thóc để nuôi con.



Đây là thành quả của người dân nơi xã đảo để mưu sinh.



Cánh đồng là nơi bọn trẻ giao lưu hòa mình vào cảnh quê đầy thơ mộng.

Chấm điểm
Độc giả5.8

Phạm Quốc Gia
Copyright © 2012 Du lịch trong ngày All Right Reserved