New Post

Rss

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặc sản vùng miền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặc sản vùng miền. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013
no image

Những quán ăn đêm ở Đà Lạt

Quán ăn đêm ở Đà Lạt. Đà Lạt nhỏ xíu và xinh xắn, không kể những khu danh lam thắng cảnh phục vụ ngành du lịch, hầu như toàn bộ đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây đều xoay quanh trung tâm thành phố nơi có hồ Xuân Hương lãng mạn và thanh bình. Quanh hồ có khu Hòa Bình nổi tiếng với cà phêe Tùng cùng nhiều hàng cháo, phở, quán ăn sáng, nhưng cũng có khu chợ đêm Đà Lạt hay còn gọi là chợ Âm Phủ chuyên phục vụ những món ăn khuya, tạo nên một không gian văn hóa ẩm thực muôn màu muôn vẻ ngay trung tâm thành phố. Dạo chơi ở thành phố sương mù vào mùa hè, bạn sẽ không thể bỏ qua khu chợ đêm với nhiều hoạt động ẩm thực sôi động.

Ngoài những rừng thông xanh rì âm u cùng mặt hồ lấp lánh, thành phố tình yêu lãng mạn bậc nhất Việt Nam còn được biết đến với khu chợ đêm sầm uất, tạo nên nét văn hóa ăn quà ban đêm rất thú vị, độc đáo cho ẩm thực nơi này.

Thiên đường ẩm thực giữa lòng thành phố



Mang cái tên khá “ghê rợn”, nhưng chợ Âm Phủ ở Đà Lạt không ảm đạm hay ma quái mà trái lại, nó vô cùng thú vị và náo nhiệt. Chợ hoạt động liên tục gần 12 tiếng đồng hồ từ 6-7 giờ tối đến 6-7 giờ sáng hôm sau, đầy đủ các mặt hàng từ quần áo, vải vóc, quà lưu niệm cho đến vô số các món ăn khuya thơm ngon hấp dẫn.

Ban đầu, chợ chỉ là một nhóm những gánh hàng quà vặt tụ tập dọc cầu thang từ khu Hòa Bình xuống chợ Đà Lạt, hàng quán bán về khuya lại chưa có đèn điện như hiện nay nên người ta tạm gọi là chợ Âm Phủ. Sau một thời gian dài phát triển, dù về quy mô lẫn mặt bằng đều được mở rộng song khu chợ đêm vẫn được giữ cái tên cũ Âm Phủ – như một cách gọi hài hước lẫn thân thuộc của người dân bản xứ và dần dần của cả du khách.



Ăn gì ở chợ đêm?

Nếu bụng đang cồn cào và muốn tìm một món ăn ngon miệng, chắc dạ, bạn đừng quên ghế những hàng bánh canh, hủ tíu, bún riêu ở chợ Âm Phủ. Các món nước ở đây luôn thơm lừng, nóng hổi, tạo ra sự cộng hưởng tuyệt vời với thời tiết se lạnh ở thành phố tình yêu. Ngoài ra, trong các món ăn tưởng chừng quen thuộc ấy, ta sẽ bất ngờ khi bắt gặp những biến tấu rất riêng của ẩm thực Đà Lạt như bún riêu với thịt viên, hoặc bánh canh với giò, chả…




.
Thịt nướng cũng là một lựa chọn tốt để vừa nhâm nhi, vừa tán gẫu giữa không khí lành lạnh quanh khuôn viên hồ Xuân Hương. Thịt nướng ở chợ đêm đa dạng về chủng loại, có đầy đủ heo, bò, gà, cho tới chân gà, cánh gà, gan gà, sườn non, bò lá lốt, xúc xích, cá viên, bò viên… Khi mua, thịt sẽ được người bán nướng lại trên lò than làm tăng độ nóng giòn cũng như dậy mùi thơm hấp dẫn.



Nhắc đến những món ăn vặt trứ danh của Đà Lạt, ta không thể bỏ qua bánh tráng nướng. Đây là món ăn được bày bán nhiều nhất chợ đêm. Chỉ với một lò than nhỏ cùng ít nguyên liệu bày biện xung quanh, từng mẻ bánh tráng nướng giòn rụm dần được hình thành. Bánh tráng nướng Đà Lạt không nhiều nhân như bánh ở Sài Gòn, nhưng bù lại có độ nóng giòn từ lửa than và béo ngậy từ trứng.



Nếu đã chán những món mặn, bạn hãy thử khám phá mảng đồ ngọt kỳ thú và độc đáo của chợ đêm Đà Lạt. Nổi bật nhất có lẽ là sữa đậu nành nóng nguyên chất, sóng sánh trong những nồi thiếc con con đầy hấp dẫn. Ngoài sữa đậu nành, ở đây còn bán sữa đậu xanh, đậu phụng và đặc việt là sữa hột gà thơm nức.



Kết hợp với ly sữa đậu nóng hổi ngọt ngào là những món bánh độc đáo của đà Lạt. Ngay từ đầu chợ, bạn sẽ bắt gặp một dọc những hàng bánh trái gồm bánh su, bánh bông lan… đủ mùi đủ vị, còn giữ được vẻ tươi ngon của bánh làm tại nhà thay vì sản xuất hàng loạt kiểu công nghiệp.



Hoặc nếu không thích bánh Tây, bạn có thể thử món bánh ống bảy màu được bày bán trên những gánh hàng rong khắp chợ. Đây vốn là đặc sản Sóc Trăng nhưng với hương vị thơm ngon của mình, bánh ống đã mau chóng “xâm chiếm” nền ẩm thực chợ đêm Đà Lạt. Vỏ bánh là bánh tráng có độ mỏng vừa, dai dai và không quá ngọt, nhân bánh là những sợi bột gạo tơi mịn được xây nát trộn với đường, cốt dừa, thơm mùi lá dứa. Bánh được cuốn thành hình ống, mang nhiều màu sắc sặc sỡ và hấp dẫn khó quên nhờ vị béo béo của dừa, hương thơm của lá dứa kết hợp cùng vị ngọt thanh nhẹ nhàng.



Được mệnh danh là xứ sở của tình yêu, là vùng đất lãng mạn và thanh nhã bậc nhất Việt Nam, từ lâu Đà Lạt đã khoác lên mình vẻ đẹp dịu dàng có phần u sầu, buồn bã. Song bên dưới nét u buồn lãng mạn của những rừng thông tít tắp và mặt hồ bình thản ấy, đời sống Đà Lạt vẫn vận hành thật tươi mới, náo nhiệt theo cách riêng của mình, điển hình là hình thức sinh hoạt cùng nhau tụ tập mua bán, ăn uống thật vui vẻ tại chợ đêm Đà Lạt sầm uất.

Theo TTVN
Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013
no image

Socola ở đâu ngon nhất thế giới

Tạp chí Nation Geographic đưa ra gợi ý về những địa điểm mà các tín đồ socola không thể bỏ qua. Đây là nơi sẽ phục vụ vô số các món chế biến từ socola với hương vị đặc biệt, thỏa mãn bất kỳ thực khách khó tính nào.

1. Cửa hàng Maison Cailer, làng Broc, Thụy Sĩ

Đến thăm quê hương của một trong những hãng socola lâu đời nhất Thụy Sỹ, làng Broc là nơi hãng socola lừng danh Cailler bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1898. Bạn vừa được thưởng thức những viên socola hảo hạng, vừa được xem quy trình sản xuất socola danh tiếng và đặc biệt là công đoạn tạo hình cho chúng. Chuyến thăm quan sẽ mất khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ.

2. Tiệm bánh Magnolia, New York, Mỹ

Không gian nhỏ, ấm cúng mang phong cách từ những năm 1950 của tiệm bánh Magnolia đã xuất hiện trong bộ phim Hollywood nổi tiếng Sex and the City. Cùng với những chiếc bánh cupcake (bánh gato dạng nhỏ đựng trong những chiếc cốc xinh xắn) vị socola tím, tiệm bánh còn nhiều loại cupcake nhỏ xinh 7 sắc cầu vồng rực rỡ khác, cả những chiếc pudding chuối, bánh quy, bánh phomai anh đào và những chiếc brownies (gato socola) rắc hạnh nhân truyền thống cực quyến rũ. Tuy nhiên ‘ngôi sao’ của cửa hàng lại là bánh socola Đức. Cửa hàng Magnolia có 4 chi nhánh trong thành phố.


Bánh cupcake socola tím.

3. Quán cà phê Max Brenner, New York, Mỹ

Nổi tiếng với phong cách thưởng thức socola độc đáo 'hug mug' (có nghĩa là 'ôm chiếc chén'), Max Brenner phục vụ socola ấm trong những cốc hình tròn nhỏ xinh vừa gọn trong lòng bàn tay. Các món ăn tại Max Brenner đều được làm từ chocolate tươi thơm ngon. Quán phục vụ từ socola truffle nhân rượu martini, socola đun chảy tới rượu đen socola Young.


Những cốc socola nóng 'hug mug' đặc trưng của Max Brenner.

4. Tabasco, Mexico

Tabasco là quê hương của món socola, các phiên bản socola hiện nay đều bắt nguồn từ món xocoatl của người Maya. Hương vị socola đặc trưng của người Maya là đậm đặc, rất ngọt và có cả chút cay của ớt. Khi người Tây Ban Nha đến đây xâm chiếm và mang theo các loại gia vị như đường, quế, hạnh nhân và sữa thêm vào món socola. Bạn nên thử cả hai hương vị socola đặc trưng khi tới Tabasco.

5. Vienna, Áo

Sachertorte là tên gọi của chiếc bánh kem xốp vị socola, có lớp mứt mơ mỏng phủ bằng tay và bọc ngoài cùng là lớp socola đen. Loai bánh này được sáng chế vào năm 1832, theo tên của người phát minh ra nó – Franz Sacher. Ông tạo ra món bánh Sachertorte nhằm gây ấn tượng với chủ nhân của mình là Hoàng tử xứ Metternich (nước Áo). Năm 1876, con trai của ông đã mở cửa khách sạn Sacher ở Vienna với 4 chi nhánh nằm rải rác khắp thành phố. Khách sạn phục vụ các loại bánh socola hảo hạng, trong đó có Sachertorte.


Chiếc Sachertorte truyền thống của khách sạn Sacher.

6. Turin, Ý

Ở Turin- thủ đô socola của nước Ý, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội nhâm nhi một tách Cioccolato Caldo (socola nóng kiểu Ý) thơm dễ chịu, đắng đậm đà với lớp kem tươi béo ngậy phủ phía trên. Bạn cũng đừng quên nếm thử món Bicerin - sự kết hợp ngọt ngào giữa socola nóng và cà phê, được phục vụ trong cốc thủy tinh, chỉ có ở Turin. Món Giandujotto - kẹo socola hạt dẻ sẽ là thức quà hấp dẫn để mua về tặng bạn bè và người thân. Nếu có cơ hội, bạn nên đến đây dịp Lễ hội Socola, được tổ chức vào tháng 2 hàng năm.

7. Cửa hàng Valrhona Chocolate, Tain l'Hermitage, Pháp

Ở đất nước chuyên sản xuất rượu vang, bên bờ trái của sông Rhone là ngôi nhà socola Valrhona, nơi các tín đồ socola và đầu bếp hàng đầu thế giới đặc biệt yêu thích. Các loại socola ở đây chỉ được chế biến từ bơ cacao và không có chất béo thực vật nào được thêm vào. Du khách sẽ rất thích thú thử một vài miếng socola hay mua socola trực tiếp tại các cửa hàng trong nhà máy sản xuất, trong khi các đầu bếp có thể học nấu ăn tại École du Grand Chocolat Valrhona - một trường dạy nấu socola chuyên nghiệp. Bạn nên đến đây vào tất cả các ngày trong tuần, trừ Chủ Nhật.

8. Madrid, Tây Ban Nha

Tây Ban Nha nổi tiếng với những hoạt động về đêm sôi động, kéo dài từ tối muộn tới 4 giờ sáng hôm sau. Món socola thường xuất hiện trong các buổi vui chơi đó có tên Churrerias. Churrerias thực chất là những thanh bánh waffle bột chiên mặn, chấm cùng socola nóng.

9. Nhà Hàng Nemesis, River Café, London, Anh

Nemesis là một trong những nhà hàng tốt nhất London, nơi đào tạo nhiều đầu bếp lừng danh, trong đó có Jamie Oliver. Món tráng miệng nổi tiếng của nhà hàng là bánh Nemesis Socola, có hương vị đặc biệt, mang đến nhiều bất ngờ cho thực khách. Du khách đến đây có thể đăng ký tham gia tour Chocolate Ecstacy, để thưởng thức các món socola ngon nhất trong thành phố.

10. Khách sạn Chocolate, Bournemouth, Anh

Khách sạn chủ đề socola thực sự là thiên đường cho những tín đồ của món này. Không chỉ phục vụ những món socola hảo hạng, du khách đến đây sẽ được ăn, ngủ, nghỉ cùng socola. Khách sạn nằm ở West Cliff, gần bãi biển và cách trung tâm thành phố không xa. Thưởng thức những món socola ngọt ngào và đi dạo trên bãi biển tuyệt đẹp sẽ là trải nghiệm không thể quên dành cho bạn khi đến đây.

Hàn Hạnh (theo National Geographic)
Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013
no image

5 món canh ngon trong bữa cơm người Hàn

Các thành phần đơn giản như đậu phụ, kim chi, giá đỗ, thịt bò, nấm, bí ngồi, hành tây, tỏi... đã làm nên những bát canh ngon không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Hàn Quốc.

Canh rong biển

Không có màu sắc bắt mắt nhưng món canh rong biển rất đặc biệt với mọi người dân Hàn Quốc. Vào những ngày đặc biệt như sinh nhật hay ngày lễ, các bà mẹ thường nấu canh rong biển cho bữa cơm sáng. Món canh rong biển còn rất tốt cho phụ nữ mang thai và có con nhỏ, nó giúp cho nguồn sữa mẹ thêm dồi dào. Canh đơn giản với rong biển và thịt bò hoặc nấu kèm ngao. Trong món ăn còn có vị tỏi và rượu trắng.


Món canh rong biển cho ngày đặc biệt.

Canh kim chi cải thảo

Chỉ có kim chi làm bằng cải thảo mới sử dụng cho món canh hàng ngày được ưa chuộng bậc nhất này. Canh kim chi có độ nóng và cay của ớt, vị chua của dưa muối, vị thơm của hành, một món ăn dễ đưa cơm. Bạn chỉ cần cho kim chi cải thảo vào nồi cùng hành tây, thêm nước và gia vị, đun sôi, vậy là đã có một bát canh nóng ngon lành. Đây là món canh được chế biến nhanh, không cầu kỳ và được sử dụng “chữa cháy” khi cần có canh nóng ăn ngay. Canh kim chi có thể nấu kèm với đậu phụ hay giá đỗ hoặc chỉ nấu với thành phần duy nhất là kim chi cũng đã rất ngon.


Kim chi và canh kim chi cải thảo là món ăn phổ biến nhất trong các bữa cơm gia đình của người Hàn Quốc.

Canh tương đậu

Thành phần chính của tương đậu là đậu phụ cắt nhỏ và tương. Hương vị của tương Hàn Quốc rất đặc trưng với mùi vị dễ chịu chứ không gắt. Tùy theo món tương bạn mua được sẽ cho ra hương vị canh tương khác nhau. Canh tương được nấu kèm với đậu phụ, thịt bò, bí ngồi, hành tây và nấm. Một bát cơm cùng một bát canh tương đậu thường là món ăn cuối trong một bữa ăn đã la liệt đồ các loại thịt trên bàn. Canh ăn nóng, vừa húp vừa xuýt xoa vì vị nóng và cay nồng của ớt.


Một bát canh tương đậu với thành phần chính là tương và đậu phụ.

Canh giá đỗ

Một bát canh giá đỗ thường có thêm đậu phụ, hành, nấm, bí ngòi và thịt lợn đi kèm với giá đỗ. Giá đỗ của người Hàn có sợi dài và to hơn giá đỗ tại Việt Nam. Canh giá đỗ chú trọng đến hương vị cay của tương ớt và vị ngọt từ nấm và thịt. Món canh này ăn nóng hay ăn thành súp đều tuyệt vời.


Canh giá đỗ có thể nấu cùng đậu phụ hoặc kèm kim chi cải thảo.

Canh xương bò

Sử dụng nguyên liệu chính là sườn hoặc xương bò nên món ăn cũng nấu cầu kỳ hơn. Sườn được để to, đa phần là sườn thăn hoặc sườn đùi để nước ninh ngọt nhưng vẫn có thịt. Món canh sườn gồm sườn, củ cải, cà rốt hoặc khoai tây. Món canh sườn thơm ngon ăn cùng cơm và kim chi. Húp hết bát canh ngon lành và gặm hết miếng sườn mà vẫn thòm thèm muốn xin thêm bát nữa.


Một bát canh xương bò bổ dưỡng và ngon miệng.

Yutaka
Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013
no image

Bún chả lọt top 10 món ngon mùa hè của CNN

Bên cạnh các món ăn được yêu thích trong mùa hè trên khắp thế giới, CNN giới thiệu món bún chả trong lòng phố cổ Hà Nội như một trải nghiệm ẩm thực khác biệt hấp dẫn thực khách.

Những món ăn mát lạnh, ngọt ngào thường là lựa chọn hấp dẫn nhất trong mùa hè. Nhưng ở một số nước, những món ăn có tính nóng cũng rất được ưa thích trong thời tiết oi bức. Dưới đây là danh sách các món ăn ngon nhất dành cho mùa hè ở khắp các châu lục.

Bún chả, Việt Nam

Bún Chả là sự kết hợp hoàn hảo hai món ăn được yêu thích trong mùa hè: thịt nướng và salad (dưa góp, rau sống). Điều đặc biệt thu hút thực khách không chỉ từ những vỉ nướng chả thơm lừng trên bếp than mà còn nằm ở bát nước chấm đậm đà chua, cay, mặn, ngọt. Dưới cái nóng hè oi ả, thả những cọng bún trắng, mềm, mát lạnh vào bát nước chấm sẽ cảm nhận vị ngon độc đáo khó quên cho bất kỳ ai đã từng được thưởng thức.

Kulfi, Ấn Độ

Vượt lên các món kem thông thường, Kulfi - một loại kem đặc biệt của Ấn Độ được lựa chọn vào danh sách. Món kem truyền thống Ấn Độ này có đậm vị kem sữa hơn, thơm dịu khác biệt với hương hoa hồng và xoài. Người ta phục vụ Kulfi trong những chiếc ‘matkas’ (niêu đất nhỏ) để cách nhiệt và giữ kem lạnh lâu hơn.

Elote, Mexico

Elote là tên gọi cho món ngô nưỡng kiểu Mexico. Bắp ngô khi nướng gần chín được quết thêm phomai hoặc sốt mayonaise, sau rắc thêm ớt bột, dừa nạo và nước cốt chanh.

Mỳ Naeng, Hàn Quốc

Món mỳ lạnh Hàn Quốc nối tiếng thường được phục vụ trong những tô nước đá lớn, giữ cho bát mỳ luôn mát lạnh cho đến khi thưởng thức sợi cuối cùng. Sợi mỳ làm từ kiều mạch, dẻo dai được trộn lẫn với dưa chuột, lê, trứng luộc, thịt bò và chìm vào nước dùng lạnh thơm mùi mù tạt.

Acarajé và Vatapá, Brazil

Đến từ miền đông bắc vùng đất của ‘những mùa hè vĩnh cửu', Acarajé và vatapá là 2 món ăn đường phố nổi tiếng ở Brazil. Acaraje được người Brazil yêu thích như người Mỹ thích bánh mỳ kẹp thịt. Người ta ngâm và tách vỏ đậu Fradinho, nấu nhừ và nghiền cùng tôm, hành, sau đó viên tròn và đem chiên. Acaraje thường ăn kèm với Vatapá, sốt gồm dầu Dende, nước dừa, cá thêm ớt, tỏi và đinh hương, đặc biệt có bột sắn tạo độ sệt.

Halo – Halo, Philippines

Tên của món tráng miệng Philipine có nghĩa là ‘mix-mix’ (trộn lẫn). Món giải khát được làm từ nhiều loại hoa quả nhiệt đới như: mít, đu đủ, chuối, hồng xiêm và thường được trộn cùng các loại đậu, khoai, bột bắp hay hạt lọc. Vị mát lạnh của một ly Halo-Halo đến từ những viên kem và đá bào cùng siro. Đây là món ăn rất được yêu thích bởi cả màu sắc lẫn mùi vị.

Lẩu Trùng Khánh, Trung Quốc

Lẩu Trùng Khánh mang đến trải nghiệm ‘mồ hôi và nước mắt’ khó quên cho các thực khách. Nồi nước lẩu gồm các gia vị đặc trưng châu Á và đặc biệt nhiều ớt tươi, hạt tiêu, ăn kèm các đồ nhúng như óc heo, sách bò, lòng cừu…sẽ khiến người ăn đổ mồ hôi và thậm chí chảy nước mắt vì quá cay. Người Trung Quốc cho rằng khi ăn đồ cay như vậy, mồ hôi sẽ toát ra và giúp làm mát cơ thể. Do đó, người dân Trung Quốc đặc biệt yêu thích món này trong mùa hè.

Đá sữa bào, Đài Loan

Thay vì đá bào thông thường, sữa đặc được làm đông và chạy qua các máy cạo để tạo thành những lát đá mềm mịn, tan ngọt trong miệng. Đá bào sữa rất phổ biến ở Đài Loan và nhiều nước Đông Á, thường phục vụ kèm các loại hoa quả tươi cắt miếng để tăng độ hấp dẫn cho món ăn.

Meze, Hy Lạp

Meze là món khai vị đặc trưng của người dân Địa Trung Hải vả Trung Đông, gồm nhiều món được dùng chung với nhau như phomai feta, quả ô liu Kalamata, đậu hầm với sốt Cacik, đậu nghiền, rau cải bó xôi và cả bánh mì.

Ceviche. Peru

Ceviche có nguồn gốc từ Peru, được mệnh danh là ‘gỏi Tây’, hiện là món hải sản phổ biến ở các vùng ven biển của Mỹ, đặc biệt là miền Trung và Nam Mỹ. Ceviche gồm có tôm, cá sống tươi ướp với nước ép cam, chanh, trộn thêm gia vị, ớt bột và dùng kèm hành tây cà chua, các loại rau sống. Tại Peru, có riêng một Lễ hội về món ăn này: Lễ hội Ceviche.


Vũ Nguyên ( theo CNN )
Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013
no image

Bún chả lọt top 10 món ngon mùa hè của CNN

Bên cạnh các món ăn được yêu thích trong mùa hè trên khắp thế giới, CNN giới thiệu món bún chả trong lòng phố cổ Hà Nội như một trải nghiệm ẩm thực khác biệt hấp dẫn thực khách.

Những món ăn mát lạnh, ngọt ngào thường là lựa chọn hấp dẫn nhất trong mùa hè. Nhưng ở một số nước, những món ăn có tính nóng cũng rất được ưa thích trong thời tiết oi bức. Dưới đây là danh sách các món ăn ngon nhất dành cho mùa hè ở khắp các châu lục.
Bún chả, Việt Nam


Bún Chả là sự kết hợp hoàn hảo hai món ăn được yêu thích trong mùa hè: thịt nướng và salad (dưa góp, rau sống). Điều đặc biệt thu hút thực khách không chỉ từ những vỉ nướng chả thơm lừng trên bếp than mà còn nằm ở bát nước chấm đậm đà chua, cay, mặn, ngọt. Dưới cái nóng hè oi ả, thả những cọng bún trắng, mềm, mát lạnh vào bát nước chấm sẽ cảm nhận vị ngon độc đáo khó quên cho bất kỳ ai đã từng được thưởng thức.

Kulfi, Ấn Độ

Vượt lên các món kem thông thường, Kulfi - một loại kem đặc biệt của Ấn Độ được lựa chọn vào danh sách. Món kem truyền thống Ấn Độ này có đậm vị kem sữa hơn, thơm dịu khác biệt với hương hoa hồng và xoài. Người ta phục vụ Kulfi trong những chiếc ‘matkas’ (niêu đất nhỏ) để cách nhiệt và giữ kem lạnh lâu hơn.

Elote, Mexico

Elote là tên gọi cho món ngô nưỡng kiểu Mexico. Bắp ngô khi nướng gần chín được quết thêm phomai hoặc sốt mayonaise, sau rắc thêm ớt bột, dừa nạo và nước cốt chanh.

Mỳ Naeng, Hàn Quốc

Món mỳ lạnh Hàn Quốc nối tiếng thường được phục vụ trong những tô nước đá lớn, giữ cho bát mỳ luôn mát lạnh cho đến khi thưởng thức sợi cuối cùng. Sợi mỳ làm từ kiều mạch, dẻo dai được trộn lẫn với dưa chuột, lê, trứng luộc, thịt bò và chìm vào nước dùng lạnh thơm mùi mù tạt.

Acarajé và Vatapá, Brazil

Đến từ miền đông bắc vùng đất của ‘những mùa hè vĩnh cửu', Acarajé và vatapá là 2 món ăn đường phố nổi tiếng ở Brazil. Acaraje được người Brazil yêu thích như người Mỹ thích bánh mỳ kẹp thịt. Người ta ngâm và tách vỏ đậu Fradinho, nấu nhừ và nghiền cùng tôm, hành, sau đó viên tròn và đem chiên. Acaraje thường ăn kèm với Vatapá, sốt gồm dầu Dende, nước dừa, cá thêm ớt, tỏi và đinh hương, đặc biệt có bột sắn tạo độ sệt.

Halo – Halo, Philippines

Tên của món tráng miệng Philipine có nghĩa là ‘mix-mix’ (trộn lẫn). Món giải khát được làm từ nhiều loại hoa quả nhiệt đới như: mít, đu đủ, chuối, hồng xiêm và thường được trộn cùng các loại đậu, khoai, bột bắp hay hạt lọc. Vị mát lạnh của một ly Halo-Halo đến từ những viên kem và đá bào cùng siro. Đây là món ăn rất được yêu thích bởi cả màu sắc lẫn mùi vị.

Lẩu Trùng Khánh, Trung Quốc

Lẩu Trùng Khánh mang đến trải nghiệm ‘mồ hôi và nước mắt’ khó quên cho các thực khách. Nồi nước lẩu gồm các gia vị đặc trưng châu Á và đặc biệt nhiều ớt tươi, hạt tiêu, ăn kèm các đồ nhúng như óc heo, sách bò, lòng cừu…sẽ khiến người ăn đổ mồ hôi và thậm chí chảy nước mắt vì quá cay. Người Trung Quốc cho rằng khi ăn đồ cay như vậy, mồ hôi sẽ toát ra và giúp làm mát cơ thể. Do đó, người dân Trung Quốc đặc biệt yêu thích món này trong mùa hè.

Đá sữa bào, Đài Loan

Thay vì đá bào thông thường, sữa đặc được làm đông và chạy qua các máy cạo để tạo thành những lát đá mềm mịn, tan ngọt trong miệng. Đá bào sữa rất phổ biến ở Đài Loan và nhiều nước Đông Á, thường phục vụ kèm các loại hoa quả tươi cắt miếng để tăng độ hấp dẫn cho món ăn.

Meze, Hy Lạp

Meze là món khai vị đặc trưng của người dân Địa Trung Hải vả Trung Đông, gồm nhiều món được dùng chung với nhau như phomai feta, quả ô liu Kalamata, đậu hầm với sốt Cacik, đậu nghiền, rau cải bó xôi và cả bánh mì.

Ceviche. Peru

Ceviche có nguồn gốc từ Peru, được mệnh danh là ‘gỏi Tây’, hiện là món hải sản phổ biến ở các vùng ven biển của Mỹ, đặc biệt là miền Trung và Nam Mỹ. Ceviche gồm có tôm, cá sống tươi ướp với nước ép cam, chanh, trộn thêm gia vị, ớt bột và dùng kèm hành tây cà chua, các loại rau sống. Tại Peru, có riêng một Lễ hội về món ăn này: Lễ hội Ceviche.


Vũ Nguyên ( theo CNN )
Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013
no image

Món ngon dân dã đất cố đô Hoa Lư

Không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp xứ cố đô, nhà thờ đá Phát Diệm, khu hang động Tràng An, hay thế giới thiên nhiên của rừng Cúc Phương... đất Ninh Bình còn được biết đến bởi nhiều món ăn bình dân hấp dẫn.
Dê núi

Thịt dê núi Ninh Bình ngon hơn các vùng khác bởi được nuôi trên núi đá vôi, ăn đa dạng các loại lá cây nên thịt săn chắc hơn. Từ thịt dê có thể chế biến hàng chục món khác nhau, nhưng ngon nhất vẫn là tái dê. Món tái dê được làm rất kỹ lưỡng từ khâu ủ thịt tươi vào lá sả hoặc lá cúc tần để mất mùi hôi đến các loại công đoạn phức tạp khác. Tái dê thường ăn kèm với chuối chát, khế, rau thơm, các loại lá và quan trọng nhất là món nước chấm tương gừng đặc biệt.
Nem chua Yên Mạc

Số người có thể làm đư­ợc loại nem đặc biệt này hiện nay không nhiều bởi ngoài bí quyết nhà nghề đòi hỏi phải có quy trình chế biến tuân thủ hết sức nghiêm ngặt. Ngoài việc chọn lọc và chế biến thịt cần cẩn thận thì khâu gói cũng rất quan trọng. Lớp lá trong cùng th­ường đư­ợc dùng bằng lá ổi có vị bùi, chát thích hợp. Bên ngoài là lớp áo bằng lá chuối còn tư­ơi, nem được gói thật chặt và kín để chóng lên men chua và để được lâu. Nem được ăn kèm với chút lá ổi, lá sung, cùng rau thơm cuộn lại, chấm với nư­ớc mắm chanh, tỏi thêm ớt hoặc hạt tiêu.
Cơm cháy

Người dân Ninh Bình, ai cũng thuộc câu "rượu ngon, cơm cháy, thịt dê" và đó thực sự là những đặc sản không thể bỏ qua của đất cố đô. Cơm cháy xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và sau một thời gian phát triển, đến nay đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm đãi khách phương xa của người Ninh Bình.


Cơm cháy được chế biến và bán quanh năm. Ảnh: dulichninhbinh

Cơm đúng tiêu chuẩn phải chọn gạo rất cầu kỳ, pha đúng tỷ lệ giữa các loại gạo nếp và gạo tám. Để tạo xém, phải dùng nồi gang dày và xoay tròn trong quá trình nấu để trắng đều và tự bong ra khỏi thành nồi. Sau khi nấu, xém được phơi hoặc sấy khô, bọc kín trong túi nilon để dùng dần. Khi ăn mới cho những miếng xém vào chảo dầu sôi chưng lên.
Gỏi cá nhệch

Cứ vào cữ mưa ngâu độ 2 tháng là mùa đi bắt cá nhệch. Cá nhệch cùng họ với lươn nhưng nhệch sống ở nơi nước hơi mặn (nhệch củ) và sống ở nước lợ (nhệch khét). Có lẽ bởi cá nhệch trơn và dữ tợn, đánh bắt không dễ dàng nên món cá nhệch đã trở thành đặc sản.


Món gỏi cá nhệch được ưa chuộng nhất. Ảnh: dulichninhbinh


Cá nhệch có thể chế biến được nhiều món như kho, rán, nấu canh chua, om... Nhưng món gỏi cá nhệch là được ưa chuộng nhất. Thịt cá tươi cắt thành lát có màu hồng giống màu thịt cá quả. Thính được làm bằng gạo nếp rang, giã nhỏ mới có mùi thơm và bùi. Thịt cá nhệch được trộn nhanh với thính cho thơm, còn da cá rán giòn để cuộn với gỏi. Khi ăn, mỗi người tùy theo khẩu vị để cuốn gỏi bằng da cá rán hoặc bằng các thứ lá.
Rượu Kim Sơn

Lúa nếp gặt về phơi khô, hong sạch cho vào chum bảo quản để nấu rượu. Để có men quý người ta cho vào đó một số dược liệu có tác dụng thông khí huyết, diệt khuẩn. Để có được rượu ngon người nấu phải có kinh nghiệm lâu năm, nhất là việc bảo quản ủ rượu trong các điều kiện thời tiết và môi trường khác nhau.


Những vò rượu Kim Sơn. Ảnh: dulichninhbinh

Những cô gái Phát Diệm, thị trấn Kim Sơn có làn da trắng ngần, mịn màng, với đôi mắt thẳm sâu mơ màng thường đi bán rượu rong khắp nơi. Tiếng mời chào của họ nồng đượm, ngọt ngào và ngân như chuông và không hiểu có phải từ đó mà hình thành câu thơ như một lời hẹn thề với rượu Kim Sơn: Còn trời, còn nước, con non/ Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.
Mắm tép Gia Viễn

Món mắm tép Gia Viễn nổi tiếng thường đ­ược nhiều du khách chọn làm quà có nguồn gốc từ loại tép diu được chọn lựa kỹ lưỡng. Tép diu có thân tròn, nhỏ con, màu xanh lam và phải còn tư­ơi được đem rửa sạch và làm khô. Sau đó lấy thính gạo rang vàng giã nhỏ, cùng với muối chộn đều với tép theo tỷ lệ, rồi bỏ vào hũ bịt kín trên một tháng mới đem nấu chín ăn.

Bát mắm tép đư­ợc múc ra mầu đỏ tư­ơi, có mùi thơm ngọt, rất hấp dẫn. Ng­ười ta có thể giang mắm tép với thịt ba chỉ. Ăn mắm tép Gia Viễn không cần cho thêm bột ngọt, vẫn có vị ngon, ngọt, đậm đà. Ngày nay mắm tép Gia Viễn đã trở thành món ăn đặc sản của các bữa tiệc khi có thêm đĩa rau ngon bên cạnh.

Minh An
Tags: Du lich, Tour du lich Nha Trang Da Lat, Tour du lich Nha Trang, Tour du lich Da Lat
Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013
no image

Ẩm thực thú rừng Việt Nam trong con mắt người nước ngoài

Trong chuyến đi bằng xe đạp khắp miền Bắc Việt Nam, Kevin Rushby đã phát hiện ra rằng, thậm chí ngay cả ở một số vườn quốc gia, người dân địa phương săn bắt và ăn thịt mọi loại động vật. Con gái ông, Maddie lại là người kén ăn...

Người ta nói rằng một bữa tối ngon miệng chứa đựng trong đó những trình tự của cuộc sống trên trái đất. Bắt đầu bằng món súp "nguyên sinh", "tiến hóa" với cá, thịt gà, thịt chim, trước khi đến đoạn "cao trào" mà tôi đoán đó phải là món pudding hoặc caramel - "đỉnh cao" sự tinh tế của loài người. Readmore: du lịch, du lịch Đà Lạt, du lịch Nha Trang, du lịch Malaysia, du lịch Campuchia, du lịch Nhật Bản


Một lần trải nghiệm món ăn Việt Nam của gia đình ông Kevin Rushby.

Vậy nên tôi mới tự hỏi đây là gì khi nhìn chằm chằm vào những món ăn trước mặt. Một bát tiết canh, rõ ràng là tiết lợn, cạnh đó là cặp chân gà - tôi săm soi nhìn kỹ hơn - nằm bên trên chiếc đầu còn nguyên mỏ. Ở giữa là đĩa cua đồng và cạnh đó là các đĩa thịt, xa lát và giá. Ông chủ nhà rướn người sang tôi cười ngụ ý và mời tôi một chén đầy chất lỏng màu trắng đục.

- Rượu gạo đấy. Loại đặc biệt - Cường, phiên dịch của tôi nói.

Một hồi chuông cảnh giác thoáng rung lên trong đầu tôi. Tôi nhướn lông mày. Cường ngẫm nghĩ kỹ trước khi nói.

- Một phần của con dê được ngâm trong rượu này.

- Phần nào?

Cường nhìn sang con gái tôi, Maddy (9 tuổi), để chắc chắn rằng con bé không nghe thấy, rồi thì thầm: "Ngẩu pín".

Tôi có thể nhìn thấy Maddy cười xếch đến mang tai. "Anh muốn tôi uống thứ rượu ngẩu pín dê đó ư?". Cường cười cười. "Anh sẽ không từ chối được đâu. Rượu đã được rót ra rồi".

Tôi cầm lấy chén. "Anh cảm ơn hộ chủ nhà đã mời, nhưng anh làm ơn nói với ông ấy là tôi ăn rồi". Đó là sự thực và có vẻ là một lý do chính đáng. Giờ là lúc chúc rượu ngẩu pín dê. Tất cả chúng tôi hô to: "Một, hai, ba... zô"!

Thực ra rượu cũng không quá tệ, hương vị giống như bất kỳ loại rượu gạo nào khác. Ông chủ nhà có vẻ rất mãn nguyện và sung sướng với rượu ngẩu pín dê dự trữ sẵn. Tại sao ông ấy có thể uống thứ đó?

"Rất tốt cho sức khỏe" - ông chủ nhà làm một điệu bộ ám chỉ "sức mạnh đàn ông". Vợ ông cười khúc khích. Thực ra tôi không tin đấy là vợ ông, bởi khi tôi rút máy ảnh ra, cô ấy cười ngượng nghịu rồi đi ra chỗ khác.

Bạn chắc chắn sẽ phải ngưỡng mộ khả năng của người Việt khi biến những phần không mấy ngon miệng của động vật thành các món đặc sản. Những chiếc đĩa sạch trơn. Không lãng phí một tẹo nào. Nửa giờ sau, chúng tôi lên xe đạp tiếp tục hành trình: Tôi, con trai Niall 16 tuổi, Maddy và Cường.

Chúng tôi thực hiện hành trình xuyên miền Bắc bằng xe đạp, ăn ngủ tại homestay (nhà của dân địa phương) hoặc những khu rừng quốc gia, suốt từ thung lũng Mai Châu, cách Hà Nội khoảng 100km về phía tây nam, đến gần biên giới Lào, tiến về phía đông nam đến bờ biển, sau đó đến Ninh Bình. Nếu bạn hình dung hình dáng Việt Nam khá giống như con tôm khổng lồ ở tư thế thẳng đứng, hành trình của chúng tôi ở phần dưới của đầu tôm. Mỗi ngày chúng tôi đi không quá 30km để giữ sức cho cô con gái 9 tuổi và luôn có một chiếc xe hộ tống để hỗ trợ ai bị tụt hậu. Chúng tôi hy vọng chuyến đi là một trải nghiệm Việt Nam tuyệt vời, từ ăn ngủ cùng với người dân tộc, đến khám phá những cánh rừng nguyên sinh chưa bị ảnh hưởng bởi tốc độ phát triển nhanh chóng của đô thị. Nhưng rượu ngẩu pín dê là một trải nghiệm hoàn toàn bất ngờ.

Mai Châu chắc chắn được xếp vào khu vực kém phát triển ở Việt Nam. Xung quanh chúng tôi, các bà các cô đội nón lá đang thu hoạch lúa trên cánh đồng. Lòng chảo của thung lũng này hầu như dành hoàn toàn để trồng lúa. Hai bên thung lũng là rừng cây đang lớn rất nhanh. Từ những mái nhà sàn nơi dân bản địa sinh sống, bốc lên những làn khói bếp thơm mùi rơm rạ. Niall và Maddy quấn lấy Cường để hỏi về những món ăn Việt Nam. Tôi nghĩ chúng đang kinh ngạc về những món ăn mà chúng chưa từng thấy. Maddy hầu như không động đũa đến bất kỳ món ăn nào ngoài cơm trắng và bánh mì kể từ khi chúng tôi đặt chân đến Hà Nội hai ngày trước đó. Tôi đã thề không can thiệp để con bé tự khám phá những cơ hội mới. Tất cả chúng tôi đều có những giới hạn của riêng mình và với tôi đó là món tiết canh.

"Các chú ăn bất cứ thứ gì à" - con bé hỏi Cường. "Chú nghĩ là như vậy" - Cường ngẫm nghĩ rồi nói.

"Chú có ăn thịt chó không?". "Có". "Vì sao"? "Vì nó nhiều protein hơn những món thịt khác".

Niall bất chợt nhìn thấy một con chó lông màu cát ở con đường phía trước. "Bữa trưa chăng?". "Không, chúng tôi chỉ ăn loại chó đặc biệt. Còn đây là loại chó nuôi trong nhà".

"Thế chú có ăn thịt mèo không" - Maddy hỏi. "Có". "Chú nấu mèo như thế nào" - Maddy tò mò hỏi. "Mèo có thể chế biến thành 7 món" - Cường liệt kê trước sự ngạc nhiên của bọn trẻ - Luộc, nướng,… đôi khi còn có cả món cháo mèo.

Chúng tôi thận trọng bước qua một cây cầu treo cũ kỹ và băng qua một ngôi làng. Nhà nào ở đây cũng tăng gia sản xuất. Có nhà đào ao thả cá và nuôi vịt. Có nhà trồng những vườn đỗ và cải bắp xanh mướt. Có nhà lại trồng cây ăn quả như nhãn, hồng, vải. Quanh nhà là vô số những nông sản vừa thu hoạch như lúa, lạc, khoai môn cùng những dụng cụ thô sơ như nơm, úp, lưới đánh cá. Tất cả đều gọn gàng, ngăn nắp và không hề thấy bóng dáng rác rưởi hay chai lọ nhựa. Tôi đạp xe ngược lại để kiểm tra Maddy, con bé bị tụt ở phía sau. Nó vừa đi vừa tự hát: "Bạn sẽ không bao giờ thấy điều này ở Norwich đâu, thịt mèo nấu cháo".

Đi thêm một đoạn nữa, chúng tôi bắt gặp một chợ nhỏ ven đường, nơi những con lợn sống nhốt trong rọ tre đang được mua bán tấp nập. Cường mua một ít chuối, quýt và thanh long - tất cả những món mà Maddy đều từ chối. Tôi không nói gì cả. Tôi sẽ không ép con bé phải ăn. Tôi ăn ngon lành mấy quả hồng ngâm vàng óng và chợt nhớ lại con bé đã gọi một đĩa spaghetti "không người lái" ở một nhà hàng hải sản nổi tiếng. Người phục vụ, với một chút ngạc nhiên nhưng vẫn ân cần hỏi: "Cháu có muốn gọi thêm gì không"? Maddy hồn nhiên đáp: "Vâng, thế thôi ạ. Nhưng cho cháu loại sốt pho mát cheddar".

Sau đó, chúng tôi tiếp tục đạp xe thêm vài chục km nữa. Chúng tôi bỏ lại xe tại một túp lều và treo lên đỉnh đồi để tới Pung - một thôn nhỏ có những ngôi nhà sàn bằng gỗ bé nhỏ. Chúng tôi tiếp tục trèo lên những bậc cầu thang nhỏ để vào bên trong một ngôi nhà của người dân tộc Thái trắng. Cách sống của họ chẳng khác mấy so với cách sống mà tổ tiên họ đã từng sống ở Thái Lan vài thế kỷ trước. Sàn nhà được lát bằng những đót tre, mượt mà và sáng bóng lên bởi được những đôi chân trần đi lên trên hàng năm trời.

Chủ nhà mời chúng tôi uống những bát nhỏ đựng trà xanh rồi kế đến đựng rượu gạo. Maddy từ chối cả hai. Còn Naill đồng ý thử rượu. Và bữa trưa được bưng đến trong một chiếc khay lớn: Những bát mỳ nấu với cá chép câu trong hồ, đậu phụ, vài lát măng và những loại lá, rễ lạ hoắc mà tôi chưa từng thấy. Nhưng Maddy chỉ giả vờ ăn một vài sợ mỳ khi những người chủ nhà để ý tới. Tôi tự hỏi bao lâu nữa con bé sẽ quen với ẩm thực nơi đây và cả tôi nữa. Con quỷ trong người tôi lúc đó vẫn gào lên: "Nào, hãy thử cái mới đi".

Sau bữa ăn, chúng tôi đi bộ đến một con đập nhỏ và một con sông nhỏ, mải miết xuyên qua rừng để trở về chỗ để xe đạp. Tôi ngạc nhiên khi không thấy một con thú hoang nào trên đường đi. "Mọi người đang săn bắn chúng", Cường cho biết. Chỉ trước đó không lâu, nơi đây là khu rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh dày đặc với nhiều loại thú như hổ, vượn, hươu và hàng trăm loài chim. Việt Nam vốn được coi là một điểm đến sinh vật sinh thái, nhưng thực sự rất ít sự sống sinh vật tại nơi đây. Và không chỉ những nơi có người dân định cư bị ảnh hưởng.

Trong ngày đi thứ ba của mình, sau khi thưởng lãm những cảnh núi non đẹp mê hồn, chúng tôi đến được khu bảo tồn thiên nhiên rộng và lâu đời nhất tại Việt Nam: Công viên quốc gia Cúc Phương - có diện tích rừng 50 nghìn ha trải rộng trên núi. Theo trang web chính thức của Công viên quốc gia Cúc Phương, đây là nơi sinh sống của 97 loài động vật có vú và hơn 300 loài chim. Tuy nhiên, sau khi đi bộ 10km và đạp xe khoảng 20km, chúng tôi chỉ xác định được một con côn trùng hình que và nghe thấy chính xác một tiếng súng nổ. Cúc Phương, dường như giống một khu vườn sạch trơn, thay vì là một công viên quốc gia.

Tại một trung tâm nhỏ bé ở trong công viên - nơi chuẩn bị thả về rừng những con vật được giải thoát khỏi những tay săn bắn, chúng tôi thấy chuồng chồng chuồng, giam giữ những con vật cuối cùng thuộc các loài vật đặc hữu của Việt Nam, trong số đó hầu hết là khỉ langur - loại khỉ đuôi dài ăn lá cây.

Việt Nam là đất nước, nơi mà hổ và voi đang bị triệt tiêu và hủ tục mê tín về tác dụng của thịt các loài vật quý hiếm đã khiến hàng chục loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong đó gồm 5 trong 11 loài khỉ langur. Giờ đây, việc săn bắt động vật hoang dã vì nhu cầu sinh tồn, đã trở thành ngành dịch vụ phục vụ nhu cầu hiếu kỳ về ăn uống của tầng lớp người giàu có mới nổi. Vào buổi tối ở lại rừng Cúc Phương, khi đang ngồi nghỉ trong một quán ăn nhỏ tại đây, chúng tôi chợt nghe lỏm được từ một đoàn phim người Đức rằng có một công viên khác còn có thể tồn tại cuộc sống hoang dã. Cường xác nhận thông tin này và cho hay đó là công viên Vân Long, ở gần Ninh Bình. Thế là chúng tôi lại lên đường.

Trên đường đi, chúng tôi dừng lại ở một quán ăn. Cường hỏi: "Mọi người có thích ăn dê không? Đây là món đặc sản ở đây". Những đĩa rau, cá, đậu, trứng và thịt được mang ra. Maddy chỉ ăn cơm trắng. Tráng miệng là dứa, dưa hấu, ổi và thanh long song Maddy vẫn tiếp tục từ chối. Có lẽ, ở một nước mà mọi người dường như ăn mọi thứ, Maddy là một sự trái ngược. Con bé không phải người có thể ăn tạp.

Tại Vân Long, chúng tôi chuyển sang di chuyển bằng thuyền tre để du ngoạn trên mặt đầm. Ngay lập tức, chúng tôi nhìn thấy những con chim diệc bạch và chim bói cá. Chúng tôi chèo thuyền xuyên qua một hang động dài, dừng lại để ngắm nghía một chiếc hang cáo thuộc loài hiếm. Và chúng tôi tiếp tục tìm kiếm cơ hội để được nhìn thấy những con khỉ langur. Hiện ở Vân Long còn hơn 50 con khỉ langur, "vương quốc" duy nhất của loài khỉ này còn tồn tại trên trái đất. Thế nhưng, thời gian trôi đi và chúng tôi ngồi im lặng chờ đợi, những con khỉ langur vẫn không xuất hiện. Tôi hỏi người dẫn đường của mình về nguyên nhân tại sao loài khỉ này bị săn bắn nhiều vậy. "Mọi người dùng nó làm thuốc", người dẫn đường trả lời.

- Vẫn có những người đến đây để giết khỉ?

- Vâng. Nhưng chúng tôi canh chừng khu vực này. Họ không thể vào đây mà không để chúng tôi hay biết được.

Maddy thì thầm hỏi: "Có bao nhiêu cách để nấu một con khỉ langur?".

Tôi nhăn mặt:"Con muốn ăn khỉ?".

- "Không".

- "Con sẽ ăn thanh long chứ?".

- "Có thể. Con sẽ ăn thanh long khi nào chúng ta nhìn thấy khỉ?".

Ôi cơ hội này quả thật hiếm hoi.

Bỗng một người chèo thuyền reo lên. Kia, ở trên đỉnh một vách đá cheo leo, dưới ánh nắng chiều muộn là một gia đình nhà khỉ. Tôi thầm ước tính, có đến nửa dân số loài khỉ langur còn ở trên thế giới đang ở trước mắt tôi. Trong vòng vài phút, chúng tôi được chiêm ngưỡng chúng nhảy vòng quanh và cảm giác được chia sẻ giây phút đó với những người dân bản địa - những người cũng đang tỏ ra sung sướng như chúng tôi - thật tuyệt. Tôi thầm nghĩ, chuyến đi dọc Việt Nam của mình có cái kết thật đáng nhớ.

Trên đường về, chia tay với những chú khỉ, chúng tôi ngắm nhìn hàng nghìn con diệc bạch bay vòng vòng trên những chiếc tổ của chúng. Tối hôm đó, Maddy ăn một miếng to thanh long và thừa nhận rằng khá là thích vị của loại trái cây này. Đó là sự nhượng bộ duy nhất của con bé đối với chứng ăn tạp.

(Theo The Guardian/LĐ)
Copyright © 2012 Du lịch trong ngày All Right Reserved