Tour du lịch kiểu hành hương
Sau tết cho đến tháng 3 âm lịch là mùa cúng lễ ở các đình, chùa, miếu mạo khắp nơi trong cả nước. Với du lịch, đây là mùa của du lịch tâm linh, hành hương kết hợp tham quan các danh thắng và những lễ hội văn hóa, tôn giáo...
Dòng người chen chúc hành hương đến lễ hội Yên Tử - Ảnh: T.TÙNG
Có lẽ từ tâm lý chùa nhà, bụt nhà không thiêng nên khách du lịch tâm linh thường chọn chùa, miếu ở xa địa phương để hành hương, lễ bái. Hơn nữa đi chùa xa cũng là cách kết hợp với tham quan, du lịch đến những địa phương mà mình chưa biết.
Theo các công ty lữ hành, khách mua tour du lịch tâm linh phần lớn là Việt kiều, phật tử và các tiểu thương. Cả một năm kinh doanh, làm ăn bận rộn, nên với họ tháng Giêng vẫn là “tháng du xuân” kết hợp với vãn cảnh chùa, cầu mong những điều tốt lành trong năm mới… Chị Trần Thị Mỹ Hà, một tiểu thương ở chợ Tân Hiệp (TP Tuy Hòa) cho biết: “Năm nào nhóm chị em tiểu thương ở đây cũng tổ chức một chuyến du xuân, hành hương về các chùa nổi tiếng ở khắp mọi miền đất nước. Năm nay chúng tôi chọn hướng vào Nam, đến núi Sam, Châu Đốc, An Giang để cầu lộc mua may bán đắt ở đền Bà Chúa Xứ”.
Phần lớn khách tour từ miền Trung, miền Nam thường chọn điểm đến là các tỉnh phía Bắc với những lễ hội gắn với các danh lam như chùa Hương, Bái Đính, Yên Tử... Và ngược lại, phía Bắc lại hướng về các đình chùa miền Trung hoặc phía Nam với những ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Nẵng, Huế, Tây Ninh, An Giang... Theo những người làm du lịch Phú Yên, năm nay, nhiều chùa ở Phú Yên cũng thu hút khá nhiều khách hành hương từ các tỉnh khác đến như chùa Bảo Tịnh, Bửu Lâm, Từ Quang, Thanh Lương…
Ngoài phần đông khách hành hương đặt mua tour ở các công ty lữ hành, số khác tự tập hợp tổ chức tour và thuê xe. Cách này có thể ít tốn kém hơn, tuy nhiên có nhiều hạn chế về điểm đến trên hành trình và quan trọng hơn là những chuyến đi tự phát thường gặp khó khăn trong việc tìm nơi lưu trú, ăn uống và không loại trừ khả năng bị “chặt chém”.
Theo Tổng cục Du lịch, ngành Du lịch đang định hướng sẽ phát triển các tuyến du lịch tâm linh ở các vùng. Riêng về chùa, phía Bắc hiện có 3 danh lam thu hút lượng khách thập phương đông nghịt trong dịp tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch là: Lễ hội Chùa Hương, lễ hội Yên Tử - một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam và lễ hội chùa Bái Đính. Anh Lê Hoàng Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm lữ hành Tuy Hòa Tourits, cho biết: “Năm nay, trung tâm bán được khá nhiều tour đi hành hương về các chùa phía Bắc và thủ đô Hà Nội. Mới đây, tour đưa khách đến lễ hội Yên Tử đã bị “cháy” hành trình vì lượng khách hành hương đổ về đây quá đông”.
Với khách du lịch là người Công giáo, nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), thánh địa La Vang (Quảng Trị), nhà thờ đá Nha Trang... là những địa điểm nổi tiếng và thu hút nhiều du khách đến hành hương trong mùa xuân này.
QUỲNH MAI
Dòng người chen chúc hành hương đến lễ hội Yên Tử - Ảnh: T.TÙNG
Có lẽ từ tâm lý chùa nhà, bụt nhà không thiêng nên khách du lịch tâm linh thường chọn chùa, miếu ở xa địa phương để hành hương, lễ bái. Hơn nữa đi chùa xa cũng là cách kết hợp với tham quan, du lịch đến những địa phương mà mình chưa biết.
Theo các công ty lữ hành, khách mua tour du lịch tâm linh phần lớn là Việt kiều, phật tử và các tiểu thương. Cả một năm kinh doanh, làm ăn bận rộn, nên với họ tháng Giêng vẫn là “tháng du xuân” kết hợp với vãn cảnh chùa, cầu mong những điều tốt lành trong năm mới… Chị Trần Thị Mỹ Hà, một tiểu thương ở chợ Tân Hiệp (TP Tuy Hòa) cho biết: “Năm nào nhóm chị em tiểu thương ở đây cũng tổ chức một chuyến du xuân, hành hương về các chùa nổi tiếng ở khắp mọi miền đất nước. Năm nay chúng tôi chọn hướng vào Nam, đến núi Sam, Châu Đốc, An Giang để cầu lộc mua may bán đắt ở đền Bà Chúa Xứ”.
Phần lớn khách tour từ miền Trung, miền Nam thường chọn điểm đến là các tỉnh phía Bắc với những lễ hội gắn với các danh lam như chùa Hương, Bái Đính, Yên Tử... Và ngược lại, phía Bắc lại hướng về các đình chùa miền Trung hoặc phía Nam với những ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Nẵng, Huế, Tây Ninh, An Giang... Theo những người làm du lịch Phú Yên, năm nay, nhiều chùa ở Phú Yên cũng thu hút khá nhiều khách hành hương từ các tỉnh khác đến như chùa Bảo Tịnh, Bửu Lâm, Từ Quang, Thanh Lương…
Ngoài phần đông khách hành hương đặt mua tour ở các công ty lữ hành, số khác tự tập hợp tổ chức tour và thuê xe. Cách này có thể ít tốn kém hơn, tuy nhiên có nhiều hạn chế về điểm đến trên hành trình và quan trọng hơn là những chuyến đi tự phát thường gặp khó khăn trong việc tìm nơi lưu trú, ăn uống và không loại trừ khả năng bị “chặt chém”.
Theo Tổng cục Du lịch, ngành Du lịch đang định hướng sẽ phát triển các tuyến du lịch tâm linh ở các vùng. Riêng về chùa, phía Bắc hiện có 3 danh lam thu hút lượng khách thập phương đông nghịt trong dịp tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch là: Lễ hội Chùa Hương, lễ hội Yên Tử - một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam và lễ hội chùa Bái Đính. Anh Lê Hoàng Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm lữ hành Tuy Hòa Tourits, cho biết: “Năm nay, trung tâm bán được khá nhiều tour đi hành hương về các chùa phía Bắc và thủ đô Hà Nội. Mới đây, tour đưa khách đến lễ hội Yên Tử đã bị “cháy” hành trình vì lượng khách hành hương đổ về đây quá đông”.
Với khách du lịch là người Công giáo, nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), thánh địa La Vang (Quảng Trị), nhà thờ đá Nha Trang... là những địa điểm nổi tiếng và thu hút nhiều du khách đến hành hương trong mùa xuân này.
QUỲNH MAI