Đà Lạt mà thiếu đồi thông
Nói đến Đà Lạt là nói tới một thành phố du lịch mộng mơ, huyền ảo với cái lạnh se se quanh năm, những làn gió nhẹ tươi mát. Là không khí trong lành bên dòng Thác Cam Ly, Suối Vàng, đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Tình Yêu, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm… Có được không gian yên bình và khí hậu trong lành ấy chính là nhờ trái tim của Đà Lạt: đồi thông.
Với độ cao 1.500m so với mực nước biển, Đà Lạt có khí hậu se lạnh quanh năm. Nhờ vậy cây thông có thể thích nghi và phát triển tốt. Du lịch Đà Lạt, du khách sẽ bắt gặp những đồi thông ở mọi nơi: chân đèo Prenn, vách núi, ven hồ, thậm chí trong nội thành thành phố. Diện tích đồi thông lớn không những mang lại cho phố núi một nét đặc trưng riêng mà còn giúp duy trì khí hậu mát mẻ, hệ sinh thái đa dạng , ngăn ngừa xói mòn, sạt lở đất. Quan trọng nhất là nhờ duy trì khí hậu như vậy, Đà Lạt đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng và phát triển nông nghiệp như trồng rau, trồng hoa, cây cảnh… cung cấp cho địa phương và nhiều tỉnh thành lân cận.
(trái tim phố núi)
Tuy nhiên có một thực trạng đáng báo động đang diễn ra: rừng thông Đà Lạt có nguy cơ mất dần. Hiện nay với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, tốc độ đô thị hóa cực nhanh nên nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng nơi đây cũng rất lớn. Đồng thời với lượng dân số tăng cao, nhu cầu về đất và nhà ở cũng rất cấp thiết. Một vấn đề khác là những người dân làm nông nghiệp cũng rất cần đất để có thể mưu sinh. Đó cũng chính là lời giải cho câu hỏi vì sao trong những năm gần đây, diện tích đồi thông tại đây suy giảm nhanh chóng. Theo thống kê, trung bình mỗi năm nơi đây mất từ 400 tới 600 cây thông. Đó là chưa kể những khu nghỉ dưỡng lớn tại các điểm du lịch trọng điểm với diện tích hàng trăm hecta. Nếu như trước đây ngay cả trong nội thành, người ta cũng bắt gặp rất nhiều những đồi thông, thì nay chỉ còn tính trên số cây ít ỏi, muốn gặp những rừng thông thì phải ra khỏi thành phố từ 3-5km.
Diện tích đồi thông bị eo hẹp, sẽ gây nên những tác động không nhỏ. Trước hết Đà Lạt sẽ mất đi nét đặc trưng của một địa danh du lịch nổi tiếng. Khi nói tới Đà Lạt, sẽ không là những rừng thông mà sẽ là những bãi đất trống, đồi trọc. Tiếp tới, khí hậu nơi đây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mà trái đất đang nóng lên và Đà Lạt cũng không có ngoại lệ. Lúc ấy, mất đi lá chắn, nơi đây sẽ không mát mẻ nữa mà thay vào đó là cái nóng và những trận mưa gây xói mòn đất. Hệ sinh thái với các loại động thực vật phong phú cũng không thể tồn tại được nữa. Và quan trọng nhất, dịch vụ du lịch và nền kinh tế nông nghiệp cũng sẽ bị đe dọa.
Trận mưa đá khủng khiếp ngày 7-5-2013 có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho những biến đổi về khí hậu của thành phố ngàn hoa. Trong tương lai không xa, nếu không có những thay đổi và quy hoạch phù hợp, thì có lẽ vẻ đẹp của Đà Lạt mộng mơ sẽ mất đi nhiều và khiến nhiều du khách tiếc nuối.
Nguyễn Huấn – Đất Việt Tour
Với độ cao 1.500m so với mực nước biển, Đà Lạt có khí hậu se lạnh quanh năm. Nhờ vậy cây thông có thể thích nghi và phát triển tốt. Du lịch Đà Lạt, du khách sẽ bắt gặp những đồi thông ở mọi nơi: chân đèo Prenn, vách núi, ven hồ, thậm chí trong nội thành thành phố. Diện tích đồi thông lớn không những mang lại cho phố núi một nét đặc trưng riêng mà còn giúp duy trì khí hậu mát mẻ, hệ sinh thái đa dạng , ngăn ngừa xói mòn, sạt lở đất. Quan trọng nhất là nhờ duy trì khí hậu như vậy, Đà Lạt đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng và phát triển nông nghiệp như trồng rau, trồng hoa, cây cảnh… cung cấp cho địa phương và nhiều tỉnh thành lân cận.
(trái tim phố núi)
Tuy nhiên có một thực trạng đáng báo động đang diễn ra: rừng thông Đà Lạt có nguy cơ mất dần. Hiện nay với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, tốc độ đô thị hóa cực nhanh nên nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng nơi đây cũng rất lớn. Đồng thời với lượng dân số tăng cao, nhu cầu về đất và nhà ở cũng rất cấp thiết. Một vấn đề khác là những người dân làm nông nghiệp cũng rất cần đất để có thể mưu sinh. Đó cũng chính là lời giải cho câu hỏi vì sao trong những năm gần đây, diện tích đồi thông tại đây suy giảm nhanh chóng. Theo thống kê, trung bình mỗi năm nơi đây mất từ 400 tới 600 cây thông. Đó là chưa kể những khu nghỉ dưỡng lớn tại các điểm du lịch trọng điểm với diện tích hàng trăm hecta. Nếu như trước đây ngay cả trong nội thành, người ta cũng bắt gặp rất nhiều những đồi thông, thì nay chỉ còn tính trên số cây ít ỏi, muốn gặp những rừng thông thì phải ra khỏi thành phố từ 3-5km.
Diện tích đồi thông bị eo hẹp, sẽ gây nên những tác động không nhỏ. Trước hết Đà Lạt sẽ mất đi nét đặc trưng của một địa danh du lịch nổi tiếng. Khi nói tới Đà Lạt, sẽ không là những rừng thông mà sẽ là những bãi đất trống, đồi trọc. Tiếp tới, khí hậu nơi đây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mà trái đất đang nóng lên và Đà Lạt cũng không có ngoại lệ. Lúc ấy, mất đi lá chắn, nơi đây sẽ không mát mẻ nữa mà thay vào đó là cái nóng và những trận mưa gây xói mòn đất. Hệ sinh thái với các loại động thực vật phong phú cũng không thể tồn tại được nữa. Và quan trọng nhất, dịch vụ du lịch và nền kinh tế nông nghiệp cũng sẽ bị đe dọa.
Trận mưa đá khủng khiếp ngày 7-5-2013 có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho những biến đổi về khí hậu của thành phố ngàn hoa. Trong tương lai không xa, nếu không có những thay đổi và quy hoạch phù hợp, thì có lẽ vẻ đẹp của Đà Lạt mộng mơ sẽ mất đi nhiều và khiến nhiều du khách tiếc nuối.
Nguyễn Huấn – Đất Việt Tour
0 comments:
Đăng nhận xét