Làng cà phê 400 tuổi giữa thành phố
Làng cà phê dân giã bên bờ tre xanh, vườn cây cổ thụ vươn cao tỏa bóng mát mở ra không gian miền quê thanh bình hiếm hoi giữa ồn ào phố xá.
Từ giao lộ Phan Chu Trinh - Nguyễn Nghiêm - Trần Hưng Đạo rẽ trái men theo con hẻm nhỏ là vào tới làng cà phê ở phường Nghĩa Lộ (TP Quảng Ngãi). Đến đây, du khách có cảm giác như trở về vùng quê nông thôn rợp bóng cây xanh.
Lũy tre hơn 100 năm tuổi rợp mát ở làng cà phê giữa TP Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.
Mỗi khu vườn nhà dân nơi đây rộng hàng nghìn mét vuông kết nối liên hoàn tạo nên làng cà phê sinh thái với nhiều loại cây cổ thụ như si, trúc, thiên tuế, mai xuân, nhãn hay lũy tre trải dài cong vút...
PGS. TS Phạm Đăng Phước cho biết, ngôi làng cổ gần 400 tuổi này từng có tên Thích Lý - làng của họ ngoại nhà vua. Thích Lý là cơ ngơi của thân phụ Từ Dũ thái hậu, thân mẫu vua Tự Đức. Hiện, trong khuôn viên khu vườn nhà thờ Phạm tộc còn lưu lại nhiều dấu tích ba trụ cổng thành ngoại (mỗi trụ cao 4m, rộng 1m), hai cổng thành nội, lũy tre lâu đời, hai cây thiên tuế khoảng 300 năm.
Do trồng hoa màu thường xuyên bị chuột cắn phá, năm 1992, ông Tạ Xuân Hoàng đã phát dọn, tận dụng mở quan trong khu vườn rộng, nhiều cây xanh to lớn lấy tên là Phượng Cát. Năm 1994, ông Hồ Việt tiếp tục mở quán cà phê vườn lấy tên Đan Phượng.
Sau đó, lần lượt các quán cà phê "vườn nối vườn" hình thành nên làng cà phê sinh thái rộng hơn 2 ha theo các tên gọi mộc mạc, tao nhã gồm Tuế Mai Viên, Đan Phượng 2, Vườn Xanh, Thảo Nguyên, Tao Nhân, Ngọc Hương, Xưa... Nhờ không gian vườn xanh rộng lớn, cây cối um tùm yên tĩnh ở làng cà phê nên từ lâu đã trở thành "đất lành" cho muôn loài chim bay về trú ngụ, làm tổ.
Cây thiên tuế hơn 300 năm tuổi sừng sững giữa khu vườn cổ ở quán cà phê Tuế Mai Viên. Ảnh: Trí Tín.
Mỗi quán cà phê vườn nơi đây đều mang vẻ quyn rũ riêng. Quán cà phê Tuế Mai Viên tạo ấn tượng với lũy tre làng trải dài hơn 50 m làm phên giậu và hai cây thiên tuế cổ thụ sừng sững tỏa bóng mát. Quán Xưa ẩn mình dưới vườn cau cùng những lều tranh mộc mạc. Quán Đan Phượng gieo vào lòng du khách với cổng ngõ, bàn ghế bằng tre nứa giữa khu vườn cây xanh mát rượi...
"Mỗi lần đến làng cà phê ở thành phố Quảng Ngãi, tôi như được sống trong không gian tĩnh lặng, hòa mình với môi trường thiên nhiên rộng lớn. Tôi thường đưa vợ, con đến làng cà phê để thư giãn vào dịp cuối tuần", anh Nguyễn Văn Trúc ở huyện Sơn Tịnh tâm sự.
Người dân nơi đây thường gọi làng cà phê là "lá phổi xanh" điều hòa nhiệt độ giữa khu vực trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Những ngày hè oi bức, làng cà phê sinh thái, mát lạnh trở thành nơi "trốn nóng" lý tưởng cho nhiều người.
Những ngày hè oi bức, những khu vườn cà phê rợp bóng mát trờ thành nơi "trốn nóng" lý tưởng của nhiều người dân cùng du khách. Ảnh: Trí Tín.
Những năm gần đây, một số công ty lữ hành đã đưa du khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn các khu vườn cổ ở làng cà phê. Ông Cao Chư, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi nhận định, đến làng cà phê du khách không chỉ đơn thuần là uống cà phê, hòa mình trong bầu không khí trong lành mà "uống" cả bóng thời gian, hoài niệm về không gian làng quê cổ kính, nguyên sơ trường tồn qua nhiều thế kỷ.
Còn ông Võ Văn Lợi, Chủ tịch UBND phường Nghĩa Lộ bảo, làng cà phê dày đặc cây xanh không chỉ là "vốn quý" của riêng địa phương mà còn là điểm đến thân thiện hấp dẫn du khách của thành phố. Đáng trân trọng là hàng năm các gia đình đã không ngừng tôn tạo, duy trì ổn định mô hình nhà vườn sinh thái truyền thống, lưu giữ mãi hình ảnh ngôi làng cổ xưa tươi xanh cho thế hệ mai sau.
Trí Tín
Từ giao lộ Phan Chu Trinh - Nguyễn Nghiêm - Trần Hưng Đạo rẽ trái men theo con hẻm nhỏ là vào tới làng cà phê ở phường Nghĩa Lộ (TP Quảng Ngãi). Đến đây, du khách có cảm giác như trở về vùng quê nông thôn rợp bóng cây xanh.
Lũy tre hơn 100 năm tuổi rợp mát ở làng cà phê giữa TP Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.
Mỗi khu vườn nhà dân nơi đây rộng hàng nghìn mét vuông kết nối liên hoàn tạo nên làng cà phê sinh thái với nhiều loại cây cổ thụ như si, trúc, thiên tuế, mai xuân, nhãn hay lũy tre trải dài cong vút...
PGS. TS Phạm Đăng Phước cho biết, ngôi làng cổ gần 400 tuổi này từng có tên Thích Lý - làng của họ ngoại nhà vua. Thích Lý là cơ ngơi của thân phụ Từ Dũ thái hậu, thân mẫu vua Tự Đức. Hiện, trong khuôn viên khu vườn nhà thờ Phạm tộc còn lưu lại nhiều dấu tích ba trụ cổng thành ngoại (mỗi trụ cao 4m, rộng 1m), hai cổng thành nội, lũy tre lâu đời, hai cây thiên tuế khoảng 300 năm.
Do trồng hoa màu thường xuyên bị chuột cắn phá, năm 1992, ông Tạ Xuân Hoàng đã phát dọn, tận dụng mở quan trong khu vườn rộng, nhiều cây xanh to lớn lấy tên là Phượng Cát. Năm 1994, ông Hồ Việt tiếp tục mở quán cà phê vườn lấy tên Đan Phượng.
Sau đó, lần lượt các quán cà phê "vườn nối vườn" hình thành nên làng cà phê sinh thái rộng hơn 2 ha theo các tên gọi mộc mạc, tao nhã gồm Tuế Mai Viên, Đan Phượng 2, Vườn Xanh, Thảo Nguyên, Tao Nhân, Ngọc Hương, Xưa... Nhờ không gian vườn xanh rộng lớn, cây cối um tùm yên tĩnh ở làng cà phê nên từ lâu đã trở thành "đất lành" cho muôn loài chim bay về trú ngụ, làm tổ.
Cây thiên tuế hơn 300 năm tuổi sừng sững giữa khu vườn cổ ở quán cà phê Tuế Mai Viên. Ảnh: Trí Tín.
Mỗi quán cà phê vườn nơi đây đều mang vẻ quyn rũ riêng. Quán cà phê Tuế Mai Viên tạo ấn tượng với lũy tre làng trải dài hơn 50 m làm phên giậu và hai cây thiên tuế cổ thụ sừng sững tỏa bóng mát. Quán Xưa ẩn mình dưới vườn cau cùng những lều tranh mộc mạc. Quán Đan Phượng gieo vào lòng du khách với cổng ngõ, bàn ghế bằng tre nứa giữa khu vườn cây xanh mát rượi...
"Mỗi lần đến làng cà phê ở thành phố Quảng Ngãi, tôi như được sống trong không gian tĩnh lặng, hòa mình với môi trường thiên nhiên rộng lớn. Tôi thường đưa vợ, con đến làng cà phê để thư giãn vào dịp cuối tuần", anh Nguyễn Văn Trúc ở huyện Sơn Tịnh tâm sự.
Người dân nơi đây thường gọi làng cà phê là "lá phổi xanh" điều hòa nhiệt độ giữa khu vực trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Những ngày hè oi bức, làng cà phê sinh thái, mát lạnh trở thành nơi "trốn nóng" lý tưởng cho nhiều người.
Những ngày hè oi bức, những khu vườn cà phê rợp bóng mát trờ thành nơi "trốn nóng" lý tưởng của nhiều người dân cùng du khách. Ảnh: Trí Tín.
Những năm gần đây, một số công ty lữ hành đã đưa du khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn các khu vườn cổ ở làng cà phê. Ông Cao Chư, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi nhận định, đến làng cà phê du khách không chỉ đơn thuần là uống cà phê, hòa mình trong bầu không khí trong lành mà "uống" cả bóng thời gian, hoài niệm về không gian làng quê cổ kính, nguyên sơ trường tồn qua nhiều thế kỷ.
Còn ông Võ Văn Lợi, Chủ tịch UBND phường Nghĩa Lộ bảo, làng cà phê dày đặc cây xanh không chỉ là "vốn quý" của riêng địa phương mà còn là điểm đến thân thiện hấp dẫn du khách của thành phố. Đáng trân trọng là hàng năm các gia đình đã không ngừng tôn tạo, duy trì ổn định mô hình nhà vườn sinh thái truyền thống, lưu giữ mãi hình ảnh ngôi làng cổ xưa tươi xanh cho thế hệ mai sau.
Trí Tín
0 comments:
Đăng nhận xét