Dải ngân hà đom đóm trong động Waitomo
Đến động Waitomo, du khách như lạc vào dải ngân hà với muôn vàn ánh sao lấp lánh.
Nằm ở ngoại ô thị trấn Waitomo, Đảo Bắc (New Zealand) từ lâu động đom đóm Waitomo đã là điểm tham quan kỳ thú nổi tiếng bởi số lượng đom đóm khổng lồ cư trú. Đom đóm (tên khoa học là Arachnocampa) có kích thước tương đương những con muỗi thông thường, sản sinh ra ánh sáng tự nhiên trên cơ thể và đặc biệt ánh sáng xanh của đom đóm ở Waitomo không thể tìm thấy ở loài nào khác trên thế giới.
Đường vào hang lung linh huyền ảo. Ảnh: Huffington Post
Động Waitomo được phát hiện từ năm 1887 bởi trưởng tộc Maori - Tane Tinoru và một nhà khảo sát người Anh tên Fred Mace. Người dân địa phương ở Maori đã biết đến sự tồn tại của các hang động này từ lâu nhưng những hang lớn khác nằm ngầm dưới đất thì phải đến khi Fred và Tane tiến hành khám phá mới tìm ra.
Họ đã làm đuốc từ rất nhiều thân cây lanh, bơi thuyền xuôi theo dòng suối dưới lòng đất. Khi bắt đầu chuyến khám phá của mình, họ đi qua động nhũ thạch đom đóm và đã vô cùng bất ngờ trước ánh sáng lung linh trên trần hang. Sâu hơn vào trong hang là khung cảnh ngoạn mục của những tầng đá vôi nhiều hình thù độc đáo được bao quanh bởi đom đóm phát sáng.
Tane Tinorau và vợ bắt đầu mở cửa hang đón khách du lịch từ năm 1889. Đến năm 1906, sau khi xảy ra hàng loạt vụ phá hoại, chính phủ đã nằm quyền quản lý hang động. Năm 1910, khách sạn Waitomo Hotel được xây dựng để phục vụ phát triển du lịch tại khu vực này.
Du khách vào tham quan trong động. Ảnh: Waitomo
Đến năm 1898, đất đai và hang động được trả lại các cháu của Tane Tinorau. Hàng năm, họ được nhận một phần doanh thu từ việc kinh doanh du lịch và cũng có quyền tham gia quản lý, xây dựng hang. Hậu duệ của Tinorau hiện vẫn còn rất nhiều người là nhân viên trong khu du lịch này.
Các hoạt động địa chất của vỏ trái đất và núi lửa đã tạo ra hơn 300 hang động đá vôi tại khu vực Waitomo trong suốt 30 triệu năm. Các nhà nghiên cứu cho biết hình dáng hang động đã được hình thành từ khi chúng nằm dưới đáy đại dương 30 triệu năm trước. Các lớp đá vôi hiện nay chứa nhiều san hô hóa thạch, vỏ sò, xương cá và nhiều sinh vật biển nhỏ dưới đáy biển khác.
Qua hàng triệu năm, nhưng tảng đá hóa thạch được xếp lớp lên nhau và bị nén lại tạo thành những tầng đá vôi dày tới 200m. Khi vỏ trái đất chuyển động, những tầng đá vôi cứng được bẻ cong dưới đáy đại dương và nhô dần lên mặt biển. Khi đá vôi được tiếp xúc bởi không khí, bị tách ra tạo thành các vết nứt và điểm hở để nước chảy qua, hòa tan đá vôi. Sau hàng triệu năm, quá trình xói mòn của nước tạo thành các hang động như bây giờ, các nhũ đã tạo thành trên trần động và các măng đá nhô lên dưới sàn được hình thành qua hàng trăm năm, cứ 100 năm mới dài ra thêm được khoảng 1 cm.
Các nhũ thạch, măng đá trong động. Ảnh: Scenicpacific
Nếu chỉ dừng lại ở những nhũ thạch và cấu trúc hang động đẹp mê hồn, cũng sẽ không làm Waitomo nổi tiếng đến vậy. Hàng triệu con đom đóm sinh sống tại đây, phát ra thứ ánh sáng xanh lung linh khiến người ta liên tưởng đến hàng nghìn vì sao trên trời mới là điểm đặc biệt nhất của Waitomo. Đàn đom đóm được theo dõi và bảo vệ chặt chẽ bới các nhà khoa học đang làm việc tại đây, Họ xác định dòng chảy không khí vào hang và cân đối xem mỗi ngày được phép đưa bao nhiêu khách thăm quan tới hang, để đảm bảo an toàn cho đàn đom đóm.
Loài đom đóm phát ánh sáng xanh đặc biệt này sống ở nơi tối tăm, ẩm ướt và có khả năng phát sáng thực chất là một kỹ năng săn mồi, thu hút thức ăn của chúng.
Vòng đời của một con đom đóm trong khoảng 11 tháng. Chúng đẻ trứng bám vào các nhũ thạch rủ xuống từ trần hang. Trong khoảng 20 ngày đến khi ấu trùng nở ra từ trứng, chúng cũng phát ra ánh sáng và nối với nhau thành từng chuỗi dây dài để bắt màu.
Con đom đóm đẻ trứng sẽ bò lên vị trí thích hợp để treo dây trứng của mình. Mỗi con đom đóm có thể mang theo mình một 'dây câu mồi' lên đến 70 trứng, dài khoảng 20cm. Các dây này dai, đàn hồi, phát sáng và có chất dính thu hút các loài côn trùng khác. Những con mồi bị thu hút bởi ánh sáng của đom đóm bay đến và bị dính kẹt lại trên các 'dây câu'. Khi đói, con đom đóm sẽ kéo dây lên rồi nuốt chửng con mồi. Chính những hoạt động sinh tồn rất giản đơn của loài đóm đóm này đã tạo nên màn biểu diễn ánh sáng lung linh, huyền bí chinh phục biết bao du khách.
Hàn Hạnh
Nằm ở ngoại ô thị trấn Waitomo, Đảo Bắc (New Zealand) từ lâu động đom đóm Waitomo đã là điểm tham quan kỳ thú nổi tiếng bởi số lượng đom đóm khổng lồ cư trú. Đom đóm (tên khoa học là Arachnocampa) có kích thước tương đương những con muỗi thông thường, sản sinh ra ánh sáng tự nhiên trên cơ thể và đặc biệt ánh sáng xanh của đom đóm ở Waitomo không thể tìm thấy ở loài nào khác trên thế giới.
Đường vào hang lung linh huyền ảo. Ảnh: Huffington Post
Động Waitomo được phát hiện từ năm 1887 bởi trưởng tộc Maori - Tane Tinoru và một nhà khảo sát người Anh tên Fred Mace. Người dân địa phương ở Maori đã biết đến sự tồn tại của các hang động này từ lâu nhưng những hang lớn khác nằm ngầm dưới đất thì phải đến khi Fred và Tane tiến hành khám phá mới tìm ra.
Họ đã làm đuốc từ rất nhiều thân cây lanh, bơi thuyền xuôi theo dòng suối dưới lòng đất. Khi bắt đầu chuyến khám phá của mình, họ đi qua động nhũ thạch đom đóm và đã vô cùng bất ngờ trước ánh sáng lung linh trên trần hang. Sâu hơn vào trong hang là khung cảnh ngoạn mục của những tầng đá vôi nhiều hình thù độc đáo được bao quanh bởi đom đóm phát sáng.
Tane Tinorau và vợ bắt đầu mở cửa hang đón khách du lịch từ năm 1889. Đến năm 1906, sau khi xảy ra hàng loạt vụ phá hoại, chính phủ đã nằm quyền quản lý hang động. Năm 1910, khách sạn Waitomo Hotel được xây dựng để phục vụ phát triển du lịch tại khu vực này.
Du khách vào tham quan trong động. Ảnh: Waitomo
Đến năm 1898, đất đai và hang động được trả lại các cháu của Tane Tinorau. Hàng năm, họ được nhận một phần doanh thu từ việc kinh doanh du lịch và cũng có quyền tham gia quản lý, xây dựng hang. Hậu duệ của Tinorau hiện vẫn còn rất nhiều người là nhân viên trong khu du lịch này.
Các hoạt động địa chất của vỏ trái đất và núi lửa đã tạo ra hơn 300 hang động đá vôi tại khu vực Waitomo trong suốt 30 triệu năm. Các nhà nghiên cứu cho biết hình dáng hang động đã được hình thành từ khi chúng nằm dưới đáy đại dương 30 triệu năm trước. Các lớp đá vôi hiện nay chứa nhiều san hô hóa thạch, vỏ sò, xương cá và nhiều sinh vật biển nhỏ dưới đáy biển khác.
Qua hàng triệu năm, nhưng tảng đá hóa thạch được xếp lớp lên nhau và bị nén lại tạo thành những tầng đá vôi dày tới 200m. Khi vỏ trái đất chuyển động, những tầng đá vôi cứng được bẻ cong dưới đáy đại dương và nhô dần lên mặt biển. Khi đá vôi được tiếp xúc bởi không khí, bị tách ra tạo thành các vết nứt và điểm hở để nước chảy qua, hòa tan đá vôi. Sau hàng triệu năm, quá trình xói mòn của nước tạo thành các hang động như bây giờ, các nhũ đã tạo thành trên trần động và các măng đá nhô lên dưới sàn được hình thành qua hàng trăm năm, cứ 100 năm mới dài ra thêm được khoảng 1 cm.
Các nhũ thạch, măng đá trong động. Ảnh: Scenicpacific
Nếu chỉ dừng lại ở những nhũ thạch và cấu trúc hang động đẹp mê hồn, cũng sẽ không làm Waitomo nổi tiếng đến vậy. Hàng triệu con đom đóm sinh sống tại đây, phát ra thứ ánh sáng xanh lung linh khiến người ta liên tưởng đến hàng nghìn vì sao trên trời mới là điểm đặc biệt nhất của Waitomo. Đàn đom đóm được theo dõi và bảo vệ chặt chẽ bới các nhà khoa học đang làm việc tại đây, Họ xác định dòng chảy không khí vào hang và cân đối xem mỗi ngày được phép đưa bao nhiêu khách thăm quan tới hang, để đảm bảo an toàn cho đàn đom đóm.
Loài đom đóm phát ánh sáng xanh đặc biệt này sống ở nơi tối tăm, ẩm ướt và có khả năng phát sáng thực chất là một kỹ năng săn mồi, thu hút thức ăn của chúng.
Vòng đời của một con đom đóm trong khoảng 11 tháng. Chúng đẻ trứng bám vào các nhũ thạch rủ xuống từ trần hang. Trong khoảng 20 ngày đến khi ấu trùng nở ra từ trứng, chúng cũng phát ra ánh sáng và nối với nhau thành từng chuỗi dây dài để bắt màu.
Con đom đóm đẻ trứng sẽ bò lên vị trí thích hợp để treo dây trứng của mình. Mỗi con đom đóm có thể mang theo mình một 'dây câu mồi' lên đến 70 trứng, dài khoảng 20cm. Các dây này dai, đàn hồi, phát sáng và có chất dính thu hút các loài côn trùng khác. Những con mồi bị thu hút bởi ánh sáng của đom đóm bay đến và bị dính kẹt lại trên các 'dây câu'. Khi đói, con đom đóm sẽ kéo dây lên rồi nuốt chửng con mồi. Chính những hoạt động sinh tồn rất giản đơn của loài đóm đóm này đã tạo nên màn biểu diễn ánh sáng lung linh, huyền bí chinh phục biết bao du khách.
Hàn Hạnh
0 comments:
Đăng nhận xét