Cẩm nang leo núi cho người nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp
Không nắm rõ những kỹ năng cơ bản khi đi rừng, quá ỷ lại cho người khuân đồ mang hết mọi thứ cho mình hay không nắm rõ lịch trình khi di chuyển là những nguyên nhân thường gặp khiến người leo núi gặp nạn.
Đường lên Fansipan, nóc nhà Đông Dương cao 3.143 m, ngày nay đã dễ dàng hơn so với trước. Các con đường mòn đã được khai thông bởi hàng ngàn dấu chân và bạn luôn nhận được hỗ trợ trong mỗi chuyến đi từ những người dẫn đường và khuân đồ đầy kinh nghiệm. Nhưng dẫn tới đỉnh Fansipan có cả trăm con đường mòn khác nhau. Hãy đảm bảo bạn đã thực sự sẵn sàng với mọi thứ cần thiết nhất để tránh rơi vào trường hợp xấu trên đường.
Hành trình leo Fansipan vượt qua rất nhiều đoạn đường khó khăn nguy hiểm. Ảnh: Tuấn Đức.
Đi không chọn thời tiết
Bạn có ít nhất 3 ngày 2 đêm để leo núi và ở trong rừng, vì thế hãy chọn lúc thời tiết tốt để khởi hành. Đỉnh Fansipan nằm trong mây mù, rất dễ có mưa. Thời điểm tốt nhất để chinh phục ngọn núi này là vào mùa thu từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa hè từ tháng 4 đến tháng 6. Đây là thời điểm trời chưa bị quá lạnh và những cơn bão mùa hè chưa đến.
Không chuẩn bị kỹ thể lực trước khi đi
Có đủ mọi loại địa hình tại Fansipan, từ lội suối đến leo ngược thác trơn trượt, từ những cánh rừng thưa với bùn nhão dưới chân đến bám theo rễ cây để leo lên cao. Một thể lực được tập luyện với cách hít thở đúng sẽ giúp bạn rất nhiều. Trước khi leo Fansipan, bạn nên có khoảng 3 tháng tập luyện đều đặn như đi bộ trên một đoạn dốc thoai thoải với một chiếc balô khoảng 5 kg sau lưng hoặc leo bộ cầu thang. Nhiều trường hợp người leo núi đã bị ngất vì kiệt sức hay bị lạnh do không thích ứng được với thời tiết ẩm ướt trong rừng già.
Không nắm rõ lịch trình
Hiện nay có ba con đường chính dẫn đến đỉnh Fansipan. Thứ nhất là đi từ Trạm Tôn, con đường dễ đi, ngắn và ít nguy hiểm nhất. Thứ hai là từ Cát Cát, con đường dài nhất, nhiều địa hình nhưng cũng thú vị hơn. Con đường thứ ba là từ Sín Chải, xa gần gấp đôi so với đường đi từ Trạm Tôn, đồng thời cũng nguy hiểm hơn với những vách núi đòi hỏi bạn phải nắm chắc những kỹ thuật đi và leo.
Cả ba con đường đều có các trạm nghỉ giữa rừng. Mỗi thành viên nên có bản đồ trong tay với các điểm đến được đánh dấu để luôn biết điểm mình cần đến.
Rất nhiều hiểm nguy rình rập bạn trên đường. Chỉ một phút lơ đễnh, bạn có thể trượt ngã trên những con đường dốc đứng đầy đá nhọn hay những khoảng vực tối tăm. Luôn cẩn thận với mỗi bước chân đặt xuống. Ảnh: Tuấn Đức.
Ỷ lại mọi thứ cho người khuân đồ
Dù đã có những người chuyên khuân vác đồ leo núi, bạn vẫn luôn tự mang đồ cá nhân khi cần. Một chiếc túi chắc chắn với nước uống, bánh kẹo, áo mưa, áo ấm, thuốc, những đồ cá nhân khác không bao giờ thừa trong suốt chuyến đi.
Không nắm rõ những kĩ năng cơ bản khi đi rừng
Khi leo núi bạn phải lưu ý luôn đi theo các nhóm nhỏ, khoảng 4 - 5 người cùng một nhịp độ. Tuyệt đối không tách đoàn vì đường trên núi rất dễ lạc. Nếu chẳng may bạn đi tụt lại, hãy cố nhìn theo hướng của người đi trước. Nếu gặp ngã ba bạn không biết đi đâu, nên tìm các dấu vết giày hay cành cây gãy của người đi trước để lại. Hoặc bạn đứng lại tại chỗ, gọi và chờ người quay lại đón. Mỗi nhóm nên có người đi chốt đoàn, mọi thành viên trong đoàn nên chú ý nhau thường xuyên.
Không tùy tiện ăn hoa quả, lá cây trong rừng nếu không biết chắc chắn về công dụng của nó. Đi rừng rậm nhiệt đới phải có thuốc phòng chống côn trùng như muỗi, vắt.
Nước uống là thứ vô cùng quan trọng nên luôn mang theo một bình nước cá nhân bên mình. Nước với đường glucose thêm một chút muối hoặc C sủi sẽ giúp bạn giữ sức. Khi quá mệt, bạn hãy dừng nghỉ dựa vào núi, không ngồi ngay khi vừa đi mỏi, dễ dẫn đến việc bị căng cơ, chuột rút. Thở vào bằng mũi và thở ra thật chậm bằng mồm để điều hòa nhịp thở.
Không chuẩn bị đồ leo núi đầy đủ
Khi leo Fansipan, những món đồ sau sẽ bảo vệ bạn khỏi những rắc rối khi leo núi dài ngày:
Mũ có vành rộng và có dây buộc (kiểu mũ tai bèo) giúp bạn khỏi bị nắng gắt hoặc mưa trong rừng núi. Áo khoác ấm và có thể tránh mưa, áo nỉ giữ ấm thay cho áo len.
Găng tay bảo hộ có đệm cao su bám giúp bạn tránh những vật làm xước tay, độ bám giúp bạn cầm chắc và bám vững hơn.
Quần ống rộng, kaki hoặc quần có chất liệu thoáng, giúp di chuyển dễ dàng. Khi leo núi, tuyệt đối tránh mặc quần bò vì chất liệu cứng gây bất tiện cho việc di chuyển.
Bịt đầu gồi, bịt gót chân giúp giảm chấn thương tối đa khi đầu gối va đập vào các vách núi, cũng như những trường hợp bị ngã.
Lý tưởng nhất là bạn dùng giày đinh và tất dày bọc kín chân đến đầu gối, vừa ngăn được va quệt đá hay cây cối, vừa ngăn được côn trùng, đặc biệt là vắt. Giày đinh có độ bám tốt và cổ cao, khi mua giày nhớ chọn cỡ to hơn chân mình một số vì tất dày và chân bạn sẽ to ra vào buổi chiều.
Ba lô nên lựa chọn chất liệu nhẹ, luôn có áo mưa hoặc mảnh vài mưa bọc ngoài. Áo mưa nên dùng loại theo bộ để việc đi lại được dễ dàng. Thực phẩm như kẹo socola, lương khô, nước uống là những món đồ bạn cần tự mang theo bên mình.
Với những lộ trình khó, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng chuyến đi bằng máy định vị GPS, khi di chuyển phải đánh dấu đường phòng trường hợp bị lạc. Trên núi cao có thể mất sóng điện thoại, việc liên lạc bằng máy bộ đàm cũng là một lợi thế.
Hạnh phúc khi chinh phục đỉnh cao là an toàn khi trở về nhà. Ảnh: Tuấn Đức
Cá nhân trên đường
Để leo núi an toàn đòi hỏi sự hợp tác của mọi thành viên trong đoàn. Bạn nên tuân thủ nguyên tắc đưa ra và cẩn thận trong mọi việc. Mỗi một bước chân đều có thể gặp nguy hiểm, đều đòi hỏi sự cẩn trọng. Đừng vì cá nhân mình mà làm hỏng cả chuyến đi của rất đông người và tự đưa mình vào nguy hiểm. Hãy để chuyến đi là hạnh phúc được chinh phục, an toàn khi về nhà, tự hào với bản thân và có thêm những người bạn mới trong cuộc sống.
Lam Linh
Đường lên Fansipan, nóc nhà Đông Dương cao 3.143 m, ngày nay đã dễ dàng hơn so với trước. Các con đường mòn đã được khai thông bởi hàng ngàn dấu chân và bạn luôn nhận được hỗ trợ trong mỗi chuyến đi từ những người dẫn đường và khuân đồ đầy kinh nghiệm. Nhưng dẫn tới đỉnh Fansipan có cả trăm con đường mòn khác nhau. Hãy đảm bảo bạn đã thực sự sẵn sàng với mọi thứ cần thiết nhất để tránh rơi vào trường hợp xấu trên đường.
Hành trình leo Fansipan vượt qua rất nhiều đoạn đường khó khăn nguy hiểm. Ảnh: Tuấn Đức.
Đi không chọn thời tiết
Bạn có ít nhất 3 ngày 2 đêm để leo núi và ở trong rừng, vì thế hãy chọn lúc thời tiết tốt để khởi hành. Đỉnh Fansipan nằm trong mây mù, rất dễ có mưa. Thời điểm tốt nhất để chinh phục ngọn núi này là vào mùa thu từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa hè từ tháng 4 đến tháng 6. Đây là thời điểm trời chưa bị quá lạnh và những cơn bão mùa hè chưa đến.
Không chuẩn bị kỹ thể lực trước khi đi
Có đủ mọi loại địa hình tại Fansipan, từ lội suối đến leo ngược thác trơn trượt, từ những cánh rừng thưa với bùn nhão dưới chân đến bám theo rễ cây để leo lên cao. Một thể lực được tập luyện với cách hít thở đúng sẽ giúp bạn rất nhiều. Trước khi leo Fansipan, bạn nên có khoảng 3 tháng tập luyện đều đặn như đi bộ trên một đoạn dốc thoai thoải với một chiếc balô khoảng 5 kg sau lưng hoặc leo bộ cầu thang. Nhiều trường hợp người leo núi đã bị ngất vì kiệt sức hay bị lạnh do không thích ứng được với thời tiết ẩm ướt trong rừng già.
Không nắm rõ lịch trình
Hiện nay có ba con đường chính dẫn đến đỉnh Fansipan. Thứ nhất là đi từ Trạm Tôn, con đường dễ đi, ngắn và ít nguy hiểm nhất. Thứ hai là từ Cát Cát, con đường dài nhất, nhiều địa hình nhưng cũng thú vị hơn. Con đường thứ ba là từ Sín Chải, xa gần gấp đôi so với đường đi từ Trạm Tôn, đồng thời cũng nguy hiểm hơn với những vách núi đòi hỏi bạn phải nắm chắc những kỹ thuật đi và leo.
Cả ba con đường đều có các trạm nghỉ giữa rừng. Mỗi thành viên nên có bản đồ trong tay với các điểm đến được đánh dấu để luôn biết điểm mình cần đến.
Rất nhiều hiểm nguy rình rập bạn trên đường. Chỉ một phút lơ đễnh, bạn có thể trượt ngã trên những con đường dốc đứng đầy đá nhọn hay những khoảng vực tối tăm. Luôn cẩn thận với mỗi bước chân đặt xuống. Ảnh: Tuấn Đức.
Ỷ lại mọi thứ cho người khuân đồ
Dù đã có những người chuyên khuân vác đồ leo núi, bạn vẫn luôn tự mang đồ cá nhân khi cần. Một chiếc túi chắc chắn với nước uống, bánh kẹo, áo mưa, áo ấm, thuốc, những đồ cá nhân khác không bao giờ thừa trong suốt chuyến đi.
Không nắm rõ những kĩ năng cơ bản khi đi rừng
Khi leo núi bạn phải lưu ý luôn đi theo các nhóm nhỏ, khoảng 4 - 5 người cùng một nhịp độ. Tuyệt đối không tách đoàn vì đường trên núi rất dễ lạc. Nếu chẳng may bạn đi tụt lại, hãy cố nhìn theo hướng của người đi trước. Nếu gặp ngã ba bạn không biết đi đâu, nên tìm các dấu vết giày hay cành cây gãy của người đi trước để lại. Hoặc bạn đứng lại tại chỗ, gọi và chờ người quay lại đón. Mỗi nhóm nên có người đi chốt đoàn, mọi thành viên trong đoàn nên chú ý nhau thường xuyên.
Không tùy tiện ăn hoa quả, lá cây trong rừng nếu không biết chắc chắn về công dụng của nó. Đi rừng rậm nhiệt đới phải có thuốc phòng chống côn trùng như muỗi, vắt.
Nước uống là thứ vô cùng quan trọng nên luôn mang theo một bình nước cá nhân bên mình. Nước với đường glucose thêm một chút muối hoặc C sủi sẽ giúp bạn giữ sức. Khi quá mệt, bạn hãy dừng nghỉ dựa vào núi, không ngồi ngay khi vừa đi mỏi, dễ dẫn đến việc bị căng cơ, chuột rút. Thở vào bằng mũi và thở ra thật chậm bằng mồm để điều hòa nhịp thở.
Không chuẩn bị đồ leo núi đầy đủ
Khi leo Fansipan, những món đồ sau sẽ bảo vệ bạn khỏi những rắc rối khi leo núi dài ngày:
Mũ có vành rộng và có dây buộc (kiểu mũ tai bèo) giúp bạn khỏi bị nắng gắt hoặc mưa trong rừng núi. Áo khoác ấm và có thể tránh mưa, áo nỉ giữ ấm thay cho áo len.
Găng tay bảo hộ có đệm cao su bám giúp bạn tránh những vật làm xước tay, độ bám giúp bạn cầm chắc và bám vững hơn.
Quần ống rộng, kaki hoặc quần có chất liệu thoáng, giúp di chuyển dễ dàng. Khi leo núi, tuyệt đối tránh mặc quần bò vì chất liệu cứng gây bất tiện cho việc di chuyển.
Bịt đầu gồi, bịt gót chân giúp giảm chấn thương tối đa khi đầu gối va đập vào các vách núi, cũng như những trường hợp bị ngã.
Lý tưởng nhất là bạn dùng giày đinh và tất dày bọc kín chân đến đầu gối, vừa ngăn được va quệt đá hay cây cối, vừa ngăn được côn trùng, đặc biệt là vắt. Giày đinh có độ bám tốt và cổ cao, khi mua giày nhớ chọn cỡ to hơn chân mình một số vì tất dày và chân bạn sẽ to ra vào buổi chiều.
Ba lô nên lựa chọn chất liệu nhẹ, luôn có áo mưa hoặc mảnh vài mưa bọc ngoài. Áo mưa nên dùng loại theo bộ để việc đi lại được dễ dàng. Thực phẩm như kẹo socola, lương khô, nước uống là những món đồ bạn cần tự mang theo bên mình.
Với những lộ trình khó, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng chuyến đi bằng máy định vị GPS, khi di chuyển phải đánh dấu đường phòng trường hợp bị lạc. Trên núi cao có thể mất sóng điện thoại, việc liên lạc bằng máy bộ đàm cũng là một lợi thế.
Hạnh phúc khi chinh phục đỉnh cao là an toàn khi trở về nhà. Ảnh: Tuấn Đức
Cá nhân trên đường
Để leo núi an toàn đòi hỏi sự hợp tác của mọi thành viên trong đoàn. Bạn nên tuân thủ nguyên tắc đưa ra và cẩn thận trong mọi việc. Mỗi một bước chân đều có thể gặp nguy hiểm, đều đòi hỏi sự cẩn trọng. Đừng vì cá nhân mình mà làm hỏng cả chuyến đi của rất đông người và tự đưa mình vào nguy hiểm. Hãy để chuyến đi là hạnh phúc được chinh phục, an toàn khi về nhà, tự hào với bản thân và có thêm những người bạn mới trong cuộc sống.
Lam Linh
0 comments:
Đăng nhận xét