Những địa điểm du lịch tuyệt đẹp ở Đà Lạt
Từ lâu, Đà Lạt đã là một thành phố du lịch nổi tiếng với thung lũng tình yêu, cao nguyên Lang Biang...
Thiền viện Trúc Lâm
Nằm cạnh Hồ Tuyền Lâm, cách Đà Lạt hơn 5 km, thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là thiền viện lớn nhất cả nước, được xây dựng theo lối kiến trúc hài hòa giữa kim và cổ, thanh thoát nhưng vô cùng tôn nghiêm.
Không chỉ là nơi tu học của nhiều sư tăng hay nơi nghiên cứu về thiền của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, nơi đây còn thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan và chiêm bái.
Đến Trúc Lâm Thiền Viện, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bức tượng Phật được chế tác công phu. Thêm vào đó, không gian oai nghiêm của cõi Phật cũng như không khí trong lành của vùng cao nguyên sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư thái, dễ chịu.
Thiền Viền Trúc Lâm còn được biết đến như một nơi để tịnh tâm sau những chuỗi ngày căng thẳng của cuộc sống. Mặc dù nơi đây không có dịch vụ ăn ở, thế nhưng nếu bạn muốn ở lại đây vài ngày để tu học Phật pháp, hay đơn giản là tìm kiếm sự bình yên, cân bằng trong nhịp sống hối hả thì nhà chùa sẽ không khước từ.
Đến nơi đây, khách thập phương còn có dịp chiêm ngưỡng nhiều loài hoa quý và đẹp của Đà Lạt được trồng trong khuôn viên chùa.
Thung lũng Tình Yêu
Nằm cách trung tâm thành phố du lịch Đà Lạt chừng 5 km về phía Bắc là thung lũng Tình Yêu - một thắng cảnh trữ tình vào bậc nhất của Đà Lạt. Thoạt đầu người Pháp gọi nơi đây là "Valley d’Amour" (Thung lũng Tình Yêu), đến thời Bảo Đại được đổi thành thung lũng Hòa Bình, và đến năm 1953 mới chính thức được đổi lại thành thung lũng Tình Yêu.Xem thêm tour du lịch Nha Trang Đà Lạt, Du lịch Nha Trang của cty du lịch Đất Việt
Là địa điểm đẹp và thơ mộng, nơi đây vô cùng thích hợp cho những đôi yêu nhau. Ngoài ra, với khung cảnh sông nước hữu tình, không khí mát mẻ, thung lũng Tình Yêu cũng rất lý tưởng cho những chuyến du lịch, dã ngoại với gia đình.
Những cánh rừng thông bạt ngàn reo trong gió, cùng với hương hoa rừng của thung lũng Tình Yêu sẽ khiến bạn muốn thả hồn mình phiêu trong gió. Đôi tay trao nhẫn này là tác phẩm điêu khắc tượng trưng cho tình yêu đôi lứa.
Thiền viện Trúc Lâm
Nằm cạnh Hồ Tuyền Lâm, cách Đà Lạt hơn 5 km, thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là thiền viện lớn nhất cả nước, được xây dựng theo lối kiến trúc hài hòa giữa kim và cổ, thanh thoát nhưng vô cùng tôn nghiêm.
Không chỉ là nơi tu học của nhiều sư tăng hay nơi nghiên cứu về thiền của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, nơi đây còn thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan và chiêm bái.
Đến Trúc Lâm Thiền Viện, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bức tượng Phật được chế tác công phu. Thêm vào đó, không gian oai nghiêm của cõi Phật cũng như không khí trong lành của vùng cao nguyên sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư thái, dễ chịu.
Thiền Viền Trúc Lâm còn được biết đến như một nơi để tịnh tâm sau những chuỗi ngày căng thẳng của cuộc sống. Mặc dù nơi đây không có dịch vụ ăn ở, thế nhưng nếu bạn muốn ở lại đây vài ngày để tu học Phật pháp, hay đơn giản là tìm kiếm sự bình yên, cân bằng trong nhịp sống hối hả thì nhà chùa sẽ không khước từ.
Đến nơi đây, khách thập phương còn có dịp chiêm ngưỡng nhiều loài hoa quý và đẹp của Đà Lạt được trồng trong khuôn viên chùa.
Thung lũng Tình Yêu
Nằm cách trung tâm thành phố du lịch Đà Lạt chừng 5 km về phía Bắc là thung lũng Tình Yêu - một thắng cảnh trữ tình vào bậc nhất của Đà Lạt. Thoạt đầu người Pháp gọi nơi đây là "Valley d’Amour" (Thung lũng Tình Yêu), đến thời Bảo Đại được đổi thành thung lũng Hòa Bình, và đến năm 1953 mới chính thức được đổi lại thành thung lũng Tình Yêu.Xem thêm tour du lịch Nha Trang Đà Lạt, Du lịch Nha Trang của cty du lịch Đất Việt
Là địa điểm đẹp và thơ mộng, nơi đây vô cùng thích hợp cho những đôi yêu nhau. Ngoài ra, với khung cảnh sông nước hữu tình, không khí mát mẻ, thung lũng Tình Yêu cũng rất lý tưởng cho những chuyến du lịch, dã ngoại với gia đình.
Những cánh rừng thông bạt ngàn reo trong gió, cùng với hương hoa rừng của thung lũng Tình Yêu sẽ khiến bạn muốn thả hồn mình phiêu trong gió. Đôi tay trao nhẫn này là tác phẩm điêu khắc tượng trưng cho tình yêu đôi lứa.
(Theo Tri thức trẻ)
0 comments:
Đăng nhận xét